Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Thanh Nhiệt Ở Phần Khí

Trong Y học cổ truyền bài bài thuốc thanh khí nhiệt là sử dụng các vị thuốc có tính vị tân – hàn (cay – lạnh) và khổ – hàn (đắng – lạnh) làm vị thuốc hạch tâm.

Bài thuốc thanh nhiệt ở phần khí

Các vị thuốc có tính vị tân – hàn (cay – lạnh) và khổ – hàn (đắng – lạnh)  như: Thạch cao, Chi tử, Liên kiều, Hoàng cầm… làm vị thuốc hạch tâm, cấu tạo chủ yếu của bài thuổc. Còn các vị thuốc phối ngủ lại càn cứ vào quá trình diễn biến của tình trạng bệnh tật mà có sự thay đối thích hợp.

Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn bài thuốc thanh nhiệt ở phần khí

Bài thuốc: Bạch hổ thang (Thương hàn luận)

Cấu trúc bài thuốc: Thạch cao      30g, Tri mẫu  12g, Cam thảo 4g, Ngạnh mễ 9g.

Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.

Tác dụng: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền bài thuốc có công dụng thanh khí nhiệt, tả vị hoả, sinh tân chỉ khát.

Chí đinh: Khi nhiệt tà xâm phạm vào khí phận, trong các bệnh ngoại cảm ôn nhiệt. Trên lâm sàng ngừơi bệnh sôt cao, khát nước, thích uống nưốc mát, mặt đỏ ra mồ hôi nhiều, sợ nóng. Mạch hồng đại hoặc hoạt sác . Và còn dùng trong các trương hợp đau dầu, viêm quanh răng, chảy máu chân răng, chảy máu cam, nguyên nhân do vị hoả dẫn đến.

Phân tích bài thuốc: Trong bài này sử dụng tính vị tân – hàn của Thạch cao với liều cao để thanh đại nhiệt ở khí phận (Quân). Phôi hợp với tính vị khố hàn của Tri mẫu để tả hoả, sinh tân (thần). Cam thảo và Ngạnh mễ là 2 vị thuôc có tác dụng dưỡng vị, hoà trung, đóng vai trò hỗ trợ các vị thuốc trong bài thuốc (Tá, Sứ). Toàn thể bài thuốc mang tác dụng: Thanh lý nhiệt, sinh tân chỉ khát mà trừ phiền.

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn