Dược sĩ Sài Gòn lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II

Các Bác sĩ và Dược sĩ chỉ định dùng nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II cho những bệnh nhân bị huyết áp cao. Vậy công dụng của thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II là gì?

Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II
Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II

Chúng ta hãy cùng các Dược sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II qua bài viết sau đây!

CÁC NHÓM THUỐC ỨC CHẾ THỤ THỂ ANGIOTENSIN II

Trong quá trình nghiên cứu trên lâm sàng, thuốc ức chế men chuyển (ARB) có tác dụng hạ áp bằng cách ức chế hoocmon Angiotensin II, hoocmon này được sinh ra từ thận. Angiotensin II là có tác dụng co động mạch, đồng thời kích thích sự tiết ra một loại hoocmon khác có khả năng lưu muối, dẫn đến huyết áp tăng hơn nữa. Do đó, khi dùng thuốc ức chế Angiotensin II sẽ làm giãn các mạch máu dẫn đến hạ huyết áp và việc bơm máu tới tim dễ dàng hơn. Những thuốc này ngăn ngừa hormone Angiotensin II gắn vào các thụ thể trong các mạch máu.

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II gồm các thuốc: Candesartan, Eprosartan, Irbesartan, Losartan, Olmesartan, Telmisartan, Valsartan. Trong nhóm rất nhiều thuốc, bác sĩ không kê đơn tất cả thuốc trong nhóm này mà sẽ dựa trên sức khỏe và tình trạng bệnh lý để tìm ra loại thuốc tốt nhất và phù hợp nhất.

THUỐC ỨC CHẾ THỤ THỂ ANGIOTENSIN II ĐƯỢC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?

Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II được dùng đơn lẻ hay phối hợp với các thuốc khác để điều trị tăng huyết áp. Đôi khi, bác sĩ sẽ kê toa các thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II nếu không thể sử dụng chất ức chế men chuyển Angiotensin (ACE) do không dung nạp được tác dụng phụ ho khan. Bởi vì, thuốc ARB ít gây ho cho bệnh nhân. Đồng thời, thuốc ARB cũng được sử dụng để điều trị bệnh động mạch vành, suy tim, tiểu đường tuýp 2 hoặc bệnh thận.

Cụ thể:

  • Huyết áp: Do ARB giúp giảm huyết áp, chúng thường được sử dụng nhiều nhất để điều trị cao huyết áp hay được kê để thay thế cho thuốc ức chế enzim chuyển đổi Angiotensin (Angiotensin-converting enzym, ACE) nếu xảy ra các tác dụng phụ khi dùng thuốc ức chế ACE như ho.
  • Suy tim (Heart failure): Trường hợp này, ARB ngăn sự tăng huyết áp và giảm áp lực lên tim dẫn đến việc tim bơm máu dễ hơn.
  • Bệnh đái tháo đường (Diabetes): Đây là tình trạng khi cơ thể gặp khó khăn trong việc sử dụng lượng đường trong máu để chuyển hóa thành năng lượng. Bệnh đái tháo đường có thể hủy hoại các mạch máu. Hậu quả có thể dẫn tới suy thận, huyết áp cao. Do ARB giúp giảm huyết áp, chúng giúp giảm rủi ro tổn thương mach máu và suy thận.

NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ CÓ THỂ GẶP KHI DÙNG ANGIOTENSIN II

Dược sĩ lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các tác dụng phụ có thể xảy ra trong những ngày đầu sau khi sử dụng, một vài tác dụng trong số đó sẽ biến mất sau khi cơ thể của làm quen với thuốc. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc có thể là:

  • Ho
  • Huyết áp thấp
  • Thờ thẫn
  • Tiêu chảy
  • Ngạt mũi
  • Tăng hàm lượng kali
  • Sưng phồng bên trong lớp da sâu (angiodema)
  • Chóng mặt, đầu óc quay cuồng hoặc ngất. Các triệu chứng này xuất hiện nhiều nhất sau khi uống thuốc lần đầu tiên hoặc nếu đã dùng thuốc nước (một loại thuốc dùng cho bệnh tăng huyết áp)
  • Yếu cơ, đau lưng, đau chân, nhịp tim bất thường, khó ngủ hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Lú lẫn ( không thể nghĩ rõ ràng và nhanh như trước đây)
  • Nôn mửa và tiêu chảy. Nếu các triệu chứng trầm trọng, nên tham vấn bác sĩ vì dễ bị mất nước. Huyết áp cũng có nguy cơ giảm thấp hơn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ THỤ THỂ ANGIOTENSIN II

Trước khi sử dụng thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng nếu có thắc mắc gì về cách dùng, liều dùng, chỉ định,… thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Tùy thuộc vào từng loại thuốc được kê đơn của ARB và tình trạng sinh lý của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng và số lần sử dụng trong ngày khác nhau. Trong quá trình sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần được kiểm tra huyết áp và đánh giá chức năng gan, thận thường xuyên.

Bệnh nhân tuyệt đối không được ngưng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, ngay cả khi người bệnh cảm thấy dường như thuốc không có tác dụng với tình trạng bệnh của mình. Đặc biệt trong điều trị suy tim, các triệu chứng do bệnh gây ra như chóng mặt hoặc các vấn đề về dạ dày, mệt mỏi kéo dài… Khi các vấn đề quá trầm trọng nên đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý.

Thông báo cho bác sĩ tất cả những thuốc đang sử dụng kể cả thực phẩm chức năng vitamin, ngoài ra còn cả chế độ dinh dưỡng .

Qua bài viết, nhóm Dược sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn muốn cung cấp đến bạn đọc những thông tin về nhóm thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II (ARB). Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo không được dùng thay thế cho chỉ định của bác sĩ. Do đó, nếu gặp bất cứ vấn đề bất thường gì trong quá trình dùng thuốc, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn về chế độ điều trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *