Cách nhận biết khi nào cần nhập viện khi bị cảm cúm?

Đa số người mắc cúm thường tự khỏi mà không cần sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong các trường hợp nặng, cúm có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Biểu hiện của cảm cúm

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, các biểu hiện của cảm cúm cps thể kể đến như:

  • Cảm cúm thường bắt đầu đột ngột và kéo dài trong khoảng 7 đến 10 ngày.
  • Phần lớn người mắc bệnh hồi phục mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ chuyển biến nghiêm trọng và có thể gây tử vong do các biến chứng.

Các triệu chứng phổ biến của cảm cúm bao gồm sốt, đau đầu, đau xương khớp và cơ, ho khan, rát họng, và đôi khi có chảy nước mũi. Đây là triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, nhưng cúm thường bắt đầu đột ngột, trong khi cảm lạnh thường phát triển dần.

Mặc dù các triệu chứng của cúm không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng cúm có thể gây sốt, đau cơ, ớn lạnh, và đổ mồ hôi. Biểu hiện liên quan đến tiêu hóa, chẳng hạn như nôn mửa và tiêu chảy, thường xảy ra ở trẻ em hơn là người lớn. Vì vậy, phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh dựa vào tốc độ bắt đầu và tính nghiêm trọng của triệu chứng có ý nghĩa quan trọng để tránh các biến chứng kéo dài.

Khi nào cần thăm bác sĩ

Bác sĩ giảng viên Trường Dược Sài Gòn cho biết hầu hết các triệu chứng cảm cúm sẽ tự giảm sau 4-7 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn gặp triệu chứng như ho khan, mệt mỏi kéo dài và lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của biến chứng cúm như viêm phổi, khó thở, tức ngực, suy hô hấp, bạn cần nhập viện ngay lập tức.

Đặc biệt, nếu có nghi ngờ về các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9, hoặc bạn có triệu chứng cảm cúm nghiêm trọng và có nguy cơ biến chứng như sốt cao hơn, ho nặng hơn, đau rát họng, đau đầu, đau cơ, thở gấp, ho ra đờm có máu, hoặc cứng cổ, bạn nên nhập viện để điều trị và hỗ trợ y tế.

Những nhóm có nguy cơ cao hơn chịu nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn bao gồm trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, phụ nữ mang thai ở mọi giai đoạn, người già từ 65 tuổi trở lên, người cư trú hoặc làm việc tại các cơ sở công cộng như viện dưỡng lão, doanh trại quân đội và bệnh viện, người có hệ thống miễn dịch suy giảm, BMI trên 40, và người mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan, tiểu đường, hay các rối loạn khác.

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết cảm cúm có thể phòng ngừa bằng việc tuân theo các biện pháp như rửa tay thường xuyên, sử dụng khăn giấy khi hoặc hắt hơi, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, và tiêm vaccine cúm thường niên, đặc biệt là ở trẻ em dưới 2 tuổi.