Thuốc hạ sốt nào nên và không nên dùng khi sốt xuất huyết?

Triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết là sốt cao dai dẳng, bởi vậy điều cần thiết khi trị bệnh là hạ sốt và bù điện giải. Vậy cần sử dụng thuốc hạ sốt nào an toàn với bệnh nhân sốt xuất huyết?

Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium
Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium

Hãy theo dõi bài viết sau đây từ các bác sĩ, dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn để cùng tim hiểu về vấn đề trên!

Mắc bệnh Sốt xuất huyết bệnh nhân cần uống gì?

Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp và bùng nổ dữ dội tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Bởi vậy điều trị nội trú không đủ giường bệnh cho số lượng lớn bệnh nhân như vậy nên điều trị ngoại trú chiếm tỉ lệ cao, phải cắt được sốt và kiểm tra chỉ số tiểu cầu.

Loại thuốc đầu tiên mà bệnh nhân cần dùng là thuốc hạ sốt. Hiện các loại thuốc hạ sốt trên thị trường có rất nhiều loại với nhiều tên biệt dược khác nhau. Câu hỏi đặt ra là, để hạ sốt khi bị sốt xuất huyết thì nên lựa chọn loại nào mà không ảnh hưởng đến tình trạng xuất huyết?

Thuốc hạ sốt chống chỉ định khi bị sốt xuất huyết

Các thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay là paracetamol và NSAIDs (nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid, bao gồm thuốc điển hình nhất là aspirin và các thuốc khác như diclofenac, ibuprofen, piroxicam…). Tuy nhiên theo giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn hai loại thuốc này không chỉ định cho bệnh nhân sốt xuất huyết bởi:

  • Aspirin

Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm điển hình của nhóm NSAID mức độ vừa và nhẹ, được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đây lại là thuốc bị chống chỉ định với bệnh sốt xuất huyết

Thuốc aspirin chỉ an toàn khi sử dụng đối với người khỏe mạnh, sức khỏe bình thường, không có các bệnh lý như loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, dị ứng, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận… Những đối tượng hay bị chảy máu, giảm tiểu cầu tuyệt đối không được dùng aspirin.

Bệnh nhân sốt xuất huyết có hiện tượng chảy máu (tức xuất huyết). Aspirin chống kết tập tiểu cầu chống đông máu nên làm cho tình trạng xuất huyết không kiểm soát được và nặng hơn. Như vậy, không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em bị sốt xuất huyết. Tuyệt đối cấm dùng aspirin cho trẻ dưới 8 tuổi vì gây ra hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khoảng 30 – 50%, nếu sống sót cũng sẽ để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). Ngoài ra, aspirin làm tăng độ acid (vốn là tình trạng nhạy cảm với trẻ em), nguy cơ gây ra bỏng rát, viêm loét đường tiêu hóa, nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa, không cầm được chảy máu, dễ dẫn đến tụt huyết áp, trụy tim mạch, đe dọa tử vong. Hơn nữa, aspirin có thể ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của trẻ, dẫn đến giảm hoặc suy hô hấp, nghiêm trọng hơn có thể gây co thắt phế quản, làm nặng thêm tình trạng hen.

  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Bên cạnh aspirin, đa số các thuốc khác trong nhóm NSAIDs như diclofenac, ibuprofen, piroxicam… cũng có công dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm, nên cũng được sử dụng cho bệnh nhân bị sốt. Các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng làm ức chế kết tập tiểu cầu (ở các mức độ khác nhau). Tuy đặc tính này không mạnh như aspirin, song cũng khiến cho tình trạng chảy máu trong bệnh sốt xuất huyết trở nên khó cầm và nguy cơ dẫn đến tình huống rất bất lợi. Do đó, hạ sốt khi bị sốt xuất huyết cần phải tránh các thuốc thuộc nhóm này.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo ngành Y Dược uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo ngành Y Dược uy tín

Thuốc hạ sốt dùng được cho sốt xuất huyết và những lưu ý khi sử dụng

Hầu hết thì chọn Paracetamol để hạ sốt an toàn trong mọi trường hợp. Kể cả sốt xuất huyết thì lựa chọn hàng đầu là Paracetamol dùng liều 10-15mg/kg cân nặng 4-6h/ lần , nó không ảnh hưởng đến tình trạng đông máu như nhóm NSAID. Ưu điểm tiếp theo đa dạng về bào chế tiện cho mọi lứa tuổi: trẻ nhỏ có viên đặt, bột cốm sủi, siro. Người lớn viên nén, viên nang.

Bên cạnh đó, trước khi dùng thuốc hạ sốt, nên thực hiện các biện pháp khác như chườm mát, mặc quần áo rộng và thoáng, nằm nơi thông thoáng, bù đủ lượng dịch cho bệnh nhân để hạn chế cơn sốt và tăng cường tác dụng hạ sốt của thuốc như thông dụng là bù điện giải và nước trên thị trường như Oresol.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng khuyến cáo, trong quá trình hạ sốt khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân vẫn nên theo dõi thân nhiệt thường xuyên và đề phòng các biểu hiện nặng hơn của bệnh sốt xuất huyết.