Vị thuốc quý họ nhân sâm dành cho người nghèo – Cây Đinh lăng

Từ xa xưa, cây đinh lăng được mọi người ví là “vị thuốc họ nhân sâm dành cho người nghèo” với nhiều công dụng chữa bệnh: mẩn ngứa, thấp khớp, ho,…

Đinh lăng là vị thuốc quý chữa bệnh dành cho người nghèo
Đinh lăng là vị thuốc quý chữa bệnh dành cho người nghèo

CÁCH GỌI TÊN CỦA CÂY ĐINH LĂNG

Cây đinh lăng có tên khoa học Polyscias fruticosa L. Harras họ Nhân sâm – Araliaceac, dân gian còn gọi là cây Gỏi cá, cây Nam dương sâm.

Cây đinh lăng có hơn 30 loại nhưng thường gặp nhất là các loại sau:

  • Đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp)
  • Đinh lăng lá to (đinh lăng tẻ)
  • Đinh lăng lá nhuyễn (lá kim)
  • Đinh lăng lá ráng
  • Đinh lăng lá tròn
  • Đinh lăng viền bạc
  • Đinh lăng lá răng…

MÔ TẢ CHI TIẾT VỀ CÂY ĐINH LĂNG

1. Đặc điểm của cây đinh lăng

Theo các Giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Đinh lăng là một loại cây nhỏ có chiều cao trung bình từ 0.8 đến 1.5m. Thuộc giống cây lá kép, mọc so le, lá có 3 lần xẻ lông chim còn phía mép có răng cưa. không có lá kèm rõ. Lá chót có cuống lá dài 3-10mm, phiến lá chót có răng cưa không đều. Lá có mùi thơm. Phần hoa của cây thường có màu trắng xám, mọc tụ lại ở đầu cành. hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt. Phần quả nhỏ có kích thước từ 3 đến 4mm. Thông thường mùa hoa quả sẽ tập trung từ tháng 4 đến tháng 7. Đinh lăng là cây được trồng phổ biến khắp nước ta.

2. Phân bố và thu hoạch cây đinh lăng như thế nào?

Cây đinh lăng có thể trồng làm cảnh trong nhà và phù hợp với hầu như mọi vùng miền ở nước ta. Chính vì vậy đây là một trong những loại cây rất quen thuộc đối với nhiều người. Đinh lăng là loại cây có sức sống mãnh liệt, loại cây này mọc hoang dại chủ yếu tại các tỉnh miền núi của nước ta, những nơi có khí hậu mát mẻ cẳng hạn như Yên Bái, Lào Cai hoặc các tỉnh ven biên giới với Trung Quốc. Nhận thấy đây là loại cây có giá trị cao về kinh tế thì nên nhiều nông dân trồng rộng rãi khắp nơi trên cả nước.

Trước đây người ta thường chỉ thu hoạch lá đinh lăng để làm gỏi như một loại rau gia vị, gần đây thì người ta thu hoạch cả rễ cây bằng cách đào lên rửa sạch và phơi khô.

3. Cây đinh lăng dùng những bộ nào làm thuốc?

Hầu như tất cả bộ phận của cây đều được tận dụng. Từ thân, cành, lá đến củ, rễ. 

4. Thu hái – sơ chế, bảo quản

Thông thường cây đinh lăng sẽ được thu hoạch sau khi trồng từ 3 năm trở lên vào mùa thu. Sau đó sẽ được thái nhỏ để phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản: Cây đinh lăng sau khi phơi khô sẽ được giữ ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm có thể gây ẩm mốc và biến chất.

5. Thành phần hóa học

Theo nhiều nghiên cứu thì trong thành phần của cây đinh lăng có chứa tới 8 loại saponin oleaneane. Còn trong rễ cũng có chứa nhiều saponin tương tự như sâm. Ngoài ra còn có nhiều vitamin và có tới 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là các loại axit amin thiết yếu như: methionin, lyzin, cystein.

6.Tác dụng dược lý và chủ trị của đinh lăng

Cây đinh lăng có nhiều tác dụng như:

  • Rễ làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
  • Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
  • Chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa, bênh thận.
  • Có tác dụng lợi sữa, ta mồ hôi trộm.

Cây đinh lăng ngâm rượu: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30 – 50g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Chú ý: có 2 loại đinh lăng lá nhỏ và lá to, tác dụng như nhau.

Cây đinh lăng chuyên dùng điều trị trong các trường hợp cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, nhức đầu, ho ra máu, thấp khớp, đau nhức xương khớp.

7. Cách dùng và liều lượng

Trung bình mỗi ngày dùng từ 1 đến 6g phần rễ và từ 30 đến 50g phần thân, còn lá thì dùng từ 50 đến 100g. Người bệnh có thể sắc để uống, ngâm rượu hoặc chế biến thành món ăn cũng được.

8. Độc tính

Chỉ nên dùng với một liều lượng nhất định, việc cơ thể tiếp nhận quá nhiều saponin có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y học cổ truyền
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Y học cổ truyền

MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG CÂY ĐINH LĂNG

Có rất nhiều bài thuốc tận dụng hiệu quả của cây đinh lăng trong việc điều trị bệnh. Chẳng hạn như:

1. Đinh lăng giúp bồi bổ cơ thể, phòng ngừa dị ứng

  • Dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch rồi bỏ vào nấu với khoảng 200ml nước trong khoảng 20 phút cho tinh chất tan ra trong nước.
  • Chắt phần nước đầu tiên rồi cho thêm 200ml nước nấu thêm 20 phút nữa.
  • Dùng nước của 2 lần nấu uống hết trong ngày.

2. Đinh lăng chữa tắc tia sữa

  • Chuẩn bị: 40g rễ đinh lăng và 3 lát gừng tươi.
  • Cho nguyên liệu vào nấu với 500ml nước rồi sắc cho đến khi còn 250ml thì tắt bếp.
  • Dùng để uống khi còn nóng.

3. Đinh lăng chữa mề đay, mẩn ngứa do dị ứng

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 80g lá đinh lăng khô và 500ml nước.
  • Bỏ đinh lăng vào nước nấu cho đến khi còn 250ml thì tắt bếp.
  • Chia ra uống 2 lần trong ngày.

4. Đinh lăng điều trị ho mãn tính

Chuẩn bị: 8g rễ đinh lăng, 8g đậu săn, 8g bách bộ, 8g rễ cây dâu, 8g rau tần, 8g nghệ vàng, 4g gừng khô.

  • Cho tất cả nguyên liệu vào sắc với 500ml nước cho đến khi còn 250ml thì tắt bếp.
  • Chia ra uống trong 2 lần, uống khi còn nóng.

5. Đinh lăng điều trị phong thấp, thấp khớp

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 12g rễ đinh lăng, 8g hà thủ ô, 8g cối xay, 8g huyết rồng, 8g cỏ xước, 8g thiên niên kiện, 4g vỏ quýt và 4g quế chi.
  • Cho tất cả nguyên liệu (trừ quế chi cho sau cùng) vào sắc với 500ml cho đến khi còn 250 thì ngừng đun.
  • Chia ra uống hết 2 lần trong ngày, dùng khi còn nóng.

6.Đinh lăng chữa tê khớp và đau lưng mỏi gối, bệnh gút

Dùng thân cành cây đinh lăng 20g – 30g (hoặc đi kèm cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ) sắc lấy nước, uống nhiều lần trong ngày.

7. Đinh lăng chữa phong thấp, tê nhức chân tay, đau nhức lưng gối

Thân cành đinh lăng 20g – 30g (hoặc đi kèm cúc tần, lá lốt, rễ xấu hổ, bưởi bung, mỗi loại 10g) cho vào 600ml nước, sắc cô còn 300ml, uống mỗi ngày 3 lần.

8. Đinh lăng chữa liệt dương

Chuẩn bị rễ đinh lăng, cám nếp, hoàng tinh, hoài sơn, kỷ tử, ý dĩ, hà thủ ô, long nhãn, mỗi vị 12g; cao ban long, trâu cổ mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Đem hỗn hợp trên sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Vị thuốc đinh lăng có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh đau nhức xương khớp
Vị thuốc đinh lăng có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh đau nhức xương khớp

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐINH LĂNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH

Do trong rễ đinh lăng chứa nhiều thành phần Saponin, chất này sẽ có tính phá huyết, làm hồng cầu, chính vì vậy chỉ nên dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều lượng.

Không được dùng rễ đinh lăng với liều lượng cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 năm tuổi trở lên.

Hy vọng rằng từ những chia sẻ trên từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn giúp bạn đọc hiểu thêm công dụng điều trị bệnh mà cây đinh lăng có thể mang lại. Bạn có thể tận dụng tối đa hiệu quả của nguyên liệu này trong việc bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng.