Tìm Hiểu Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Cùng Chuyên Gia Trường Dược Sài Gòn

Một trong những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch, là rối loạn chuyển hóa lipid huyết. Vậy rối loạn chuyển hóa lipid là gì? Bệnh có nguy hiểm hay không?

Rối loạn lipid máu là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh biên quan đến tim mạch

Rối loạn lipid máu là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh biên quan đến tim mạch

Rối loạn chuyển hóa lipid là gì?

Nhiều người gọi rối loạn chuyển hóa lipid là tăng lipid huyết, hay nôm na hơn là tăng mỡ trong máu hoặc mỡ máu cao.

Tăng lipid huyết là tình trạng các chất béo có trong máu như cholesterol, triglycerid vượt quá giới hạn bình thường cho phép. Đúng ra phải gọi là rối loạn chuyển hóa lipid huyết vì có một thành phần chất béo có lợi (gọi là HDL – cholesterol) không tăng mà lại giảm là có hại.

Khi mỡ máu cao, chất béo thừa trong máu có thể sẽ đóng cặn lại trên thành động mạch, khiến lòng động mạch ngày càng hẹp đi, dẫn đến hiện tượng gọi là xơ vữa động mạch hoặc huyết khối tắc mạch. Từ đó sẽ gây các bệnh lý ở tim, gọi là bệnh tim – mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim), nếu xảy ra ở não thì gọi là tai biến mạch máu não (đột quỵ, nhũn não, xuất huyết não).

Khi nào thì được gọi là tăng lipid huyết?

Theo chia sẻ của bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, có 2 loại tăng lipid huyết sau:

Tăng lipid huyết tiên phát có liên quan đến di truyền, tức là người bệnh bẩm sinh có sự khiếm khuyết về gen, dẫn đến tăng lipid huyết.

Tăng lipid huyết thứ phát do chế độ ăn uống (ăn quá nhiều mỡ động vật, uống quá nhiều rượu), do bị các bệnh khác (đái tháo đường kiểm soát kém, suy giáp, suy thận), do thuốc (thuốc lợi tiểu thiazid, glucocorticoid, chẹn beta, thuốc trị mụn trứng cá isotretionoid…).

Để biết có bị chứng tăng lipid huyết hay không, cần phải làm xét nghiệm máu đo 4 thành phần lipid trong máu: cholesterol toàn phần, triglycerid, cholesterol loại LDL (viết tắt LDLc là loại cholesterol xấu, vì vận chuyển cholesterol vào trong máu, lắng đọng vào thành mạch máu và hình thành mảng xơ vữa mạch máu), cholesterol loại HDL (HDLc là loại cholesterol tốt, vì mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan). Kết quả xét nghiệm sẽ cho mỗi thành phần lipid một trị số để bác sĩ chẩn đoán.

Nếu trị số kết quả thấp hơn trị số mong muốn (hay còn gọi là mức đích) đối với 3 thành phần cholesterol toàn phần, triglycerid, LDLc và cao hơn đối với HDLc thì không bị chứng tăng lipid huyết, hoặc bị nhưng đang kiểm soát tốt. Nếu trị số kết quả nằm trong khoảng giới hạn thì cần phải cảnh giác. Nếu trị số kết quả cao hơn mức báo động (còn gọi là nguy cơ cao, riêng đối với HDLc trị số kết quả thấp hơn) thì đã bị chứng tăng lipid huyết và cần phải điều trị bằng thuốc hạ lipid huyết.

Tuyển sinh đào tạo Điều dưỡng viên chuyên nghiệp năm 2019

Tuyển sinh đào tạo Điều dưỡng viên chuyên nghiệp năm 2019

Khi nào thì cần dùng thuốc hạ lipid huyết?

Việc dùng thuốc trị tăng lipid huyết hoàn toàn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ khám và điều trị cho bạn.

Bác sĩ sẽ chỉ định làm những xét nghiệm đầy đủ để đánh giá tình trạng mỡ trong máu. Như nói ở trên, trong bốn thành phần xét nghiệm có đến ba thành phần dư thừa sẽ gây hại là cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride, chỉ có một thành phần cholesterol giúp bảo vệ là HDL- cholesterol.

Bác sĩ khi xem kết quả xét nghiệm từ các kỹ thuật viên xét nghiệm tốt nghiệp từ các trường Đại học, Cao đẳng Xét nghiệm sẽ lưu ý sự cân bằng giữa thành phần bảo vệ HDL-c và thành phần gây hại LDL-c. Nếu thành phần gây hại cao (trị số xét nghiệm đo được cao hơn ngưỡng giới hạn trên) và thành phần bảo vệ thấp (trị số xét nghiệm đo được thấp hơn ngưỡng giới hạn dưới) thì việc điều trị tình trạng rối loạn mỡ máu bằng thuốc là không thể chậm trễ. Khi có sự bất thường ở bất cứ thành phần nào của mỡ máu thì đó đã là rối loạn mỡ máu. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến yếu tố liên quan như tuổi, bệnh tim mạch, cao huyết áp hay đái tháo đường đi kèm…

Sau khi xem xét, cân nhắc các trị số xét nghiệm, bác sĩ sẽ lựa chọn để chỉ định dùng thuốc thích hợp nhất. Phải có sự lựa chọn vì hiện có 4 nhóm thuốc trị tăng lipid huyết chính và nhiều thuốc mới lưu hành. Chính nhờ hiểu rõ quá trình vận chuyển và chuyển hóa lipid trong cơ thể con người, người ta đã tìm ra các thuốc có những cơ chế tác động khác nhau để làm hạ lipid huyết khi các thành phần lipid khi nó tăng cao trong máu. Đặc biệt, ngoài dùng thuốc, còn kết hợp với chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể thích hợp để đạt hiệu quả cao hơn.

Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến mỡ máu?

Nếu thức ăn có nhiều cholesterol ngoại sinh từ thực phẩm, đặc biệt chất béo bão hòa (mỡ động vật) sẽ có nguy cơ làm tăng cholesterol trong máu. Riêng việc ăn nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng lipid ở gan, là nguyên liệu gan dùng để tổng hợp cholesterol, dẫn đến tăng cholesterol trong máu (tăng cholesterol nội sinh).

Khi thức ăn có nhiều axít béo không bão hòa (dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành…) hoặc rau cải có nhiều xơ sợi sẽ làm giảm cholesterol trong máu. Cơ chế làm hạ lipid huyết của axít béo không bão hòa hiện còn chưa rõ, nhưng chất xơ sợi của rau cải hoặc bột lúa mạch sẽ làm axít mật không tái hấp thu từ ruột vào máu, thiếu axít mật, gan sẽ dùng cholesterol tạo axít mật, do đó làm giảm cholesterol trong máu.

Phụ nữ ở tuổi mãn kinh dễ bị tăng mỡ máu vì cơ thể không còn sản xuất hoóc-môn sinh dục nữ estrogen, mà estrogen thì giúp làm giảm LDL-c và tăng HDL-c.

Người ít vận động dẫn đến béo phì, lại thêm hút thuốc sẽ bị giảm HDL-c là cholesterol tốt. Người năng tập thể dục, giảm cân sẽ giúp tăng HDL-c.

Khi tắc mật do bệnh gan hoặc bị đái tháo đường không điều trị sẽ làm lượng cholesterol trong máu tăng.