Tìm Hiểu Bệnh Không Dung Nạp Lactose Cùng Chuyên Gia Dược Sài Gòn

Một số người mắc bệnh không dung nạp Lactose sẽ gặp vấn đề khi tiêu hóa đường sữa, biểu hiện rõ nhất là các triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi,… Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Người mắc bệnh không dung nạp lactose không thể tiêu hóa tốt đường sữa

Người mắc bệnh không dung nạp lactose không thể tiêu hóa tốt đường sữa

Không dung nạp Lactose là bệnh gì?

Người mắc bệnh không dung nạp lactose không thể tiêu hóa tốt đường sữa (đường lactose). Hậu quả là họ thường bị tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi sau mỗi lần ăn uống các sản phẩm bơ sữa. Tình trạng này còn được gọi là sự kém hấp thu lactose. Căn bệnh này tuy không gây hại nặng nề, nhưng những triệu chứng mà bệnh mang lại có thể khiến cho người bệnh khó chịu.

Sự thiếu hụt lactase – một loại enzyme được sản xuất trong ruột non – thường có liên quan đến sự không dung nạp lactose. Nhiều người có mức độ lactase thấp nhưng vẫn tiêu hóa các loại sản phẩm bơ sữa tốt và không gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự không dung nạp lactose, sự thiếu hụt lactase sẽ gây ra các triệu chứng sau khi bạn dùng các sản phẩm sữa.

Hầu hết những người mắc chứng không dung nạp lactose có thể điều trị được và không cần phải từ bỏ tất cả các loại thực phẩm bơ sữa.

Nguyên nhân gây bệnh không dung nạp Lactose là do đâu?

Các yếu tố có thể khiến bạn hoặc con bạn có nhiều nguy cơ mắc phải chứng không dung nạp lactose được bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ bao gồm:

  • Tuổi tác: Chứng không dung nạp lactose thường xuất hiện ở người lớn. Tình trạng này thường ít gặp ở trẻ nhỏ.
  • Chủng tộc: Chứng không dung nạp lactose thường gặp nhất ở người gốc Phi, Á, Mỹ-Latin gốc Tây Ban Nha và thổ dân châu Mỹ.
  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh non có thể giảm hụt mức lactase vì ruột non chỉ phát triển các tế bào sản xuất lactase ở giai đoạn cuối tam cá nguyệt thứ ba.
  • Bệnh ảnh hưởng đến ruột non: Các vấn đề về ruột non có thể dẫn đến không dung nạp lactose bao gồm hội chứng loạn khuẩn ruột non, bệnh Celiac và bệnh Crohn.
  • Điều trị ung thư: Nếu bạn từng trải qua điều trị ung thư bằng liệu pháp xạ trị vùng bụng hoặc gặp biến chứng đường ruột do hóa trị, bạn cũng có thể có nguy cơ cao không dung nạp lactose.

Triệu chứng thường gặp của bệnh không dung nạp Lactose là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh không dung nạp lactose thường bắt đầu khoảng 30 phút đến 2 tiếng sau khi ăn các thực phẩm có chứa lactose. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn, và đôi khi có thể nôn
  • Co cứng bụng
  • Chướng bụng
  • Đầy hơi

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thường xuyên gặp các triệu chứng của bệnh không dung nạp lactose sau khi ăn thức ăn bơ sữa, đặc biệt là khi bạn lo lắng về việc cung cấp không đủ calcium cho cơ thể.

Địa chỉ đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng tại Sài Gòn

Địa chỉ đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng tại Sài Gòn

Bệnh không dung nạp Lactose có nguy hiểm không?

Sản phẩm bơ sữa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như calcium, đạm, vitamins (A, B12, D). Đường sữa lactose còn giúp cơ thể bạn hấp thu một lượng lớn các khoáng chất khác, chẳng hạn magne và kẽm. Những vitamin và khoáng chất này đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển xương chắc khỏe.

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú hiện đang công tác tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nếu bạn mắc phải tình trạng không dung nạp lactose, việc cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất có thể gặp phải khó khăn. Điều này có thể dẫn đến việc sụt cân và đưa bạn vào nguy cơ bị những tình trạng sau:

  • Thiếu xương: tình trạng mà mật độ khoáng chất trong xương rất thấp. Nếu thiếu xương không được điều trị, nó có thể phát triển thành loãng xương.
  • Loãng xương: tình trạng xương trở nên mỏng và yếu, dễ bị gãy hay vỡ xương.
  • Suy dinh dưỡng: tình trạng mà khi thức ăn bạn dùng không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho chức năng của cơ thể. Nếu bị suy dinh dưỡng, sự lành vết thương sẽ trì hoãn và bạn có thể bị mệt mỏi, suy nhược.

Nếu bạn lo lắng cho chế độ ăn hạn chế của mình sẽ khiến bạn gặp phải những biến chứng trên, bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể đưa ra lời khuyên cho bạn về chế độ ăn, thực phẩm bổ sung nếu cần.

Có những phương pháp nào điều trị bệnh không dung nạp Lactose?

Hiện tại chưa có cách nào để kích thích quá trình sản xuất men lactase trong cơ thể, nhưng bạn có thể tránh các triệu chứng gây khó chịu do bệnh không dung nạp lactose bằng cách:

  • Tránh ăn lượng lớn sữa và các sản phẩm bơ sữa
  • Dùng lượng nhỏ thực phẩm bơ sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày
  • Ăn, uống các sản phẩm kem và sữa đã được giảm bớt lactose.
  • Thường xuyên uống sữa sau khi bạn đã dùng các chất giúp phân giải lactose.

Biện pháp chăm sóc và khắc phục tại nhà

Qua những lần thử nghiệm, bạn có thể dự đoán được đáp ứng của cơ thể với những thức ăn khác nhau chứa lactose và tính được lượng nào phù hợp cho bạn mà không gây khó chịu. Rất hiếm những người không dung nạp lactose nặng tới mức phải cắt bỏ hoàn toàn tất cả thực phẩm bơ sữa và các loại thuốc có chứa lactose.

Duy trì dinh dưỡng tốt

Giảm ăn thực phẩm bơ sữa không có nghĩa là bạn không thể nhập đủ calcium. Calcium có ở nhiều loại thực phẩm khác, chẳng hạn:

  • Bông cải xanh
  • Các sản phẩm tăng cường calcium, ví dụ bánh mì, nước ép trái cây
  • Cá mồi đóng hộp.
  • Các sản phẩm tương tự sữa, như sữa gạo hay sữa đậu nành
  • Cam
  • Đậu pinto
  • Cây đại hoàng
  • Rau bina

Ngoài ra, hãy chắc chắn bạn cung cấp cho cơ thể đủ vitamin D, chất có trong sữa được làm giàu dưỡng chất.

Trứng, gan, yogurt cũng chứa vitamin D, và cơ thể bạn tự làm ra vitamin D khi bạn phơi nắng. Thậm chí cả những người không giới hạn thức ăn bơ sữa cũng có thể bị thiếu vitamin D. Hãy hỏi bác sĩ về vấn đề dùng thêm thực phẩm bổ sung vitamin D và calcium.