Nguyên nhân và cách khắc phục rụng tóc ở tuổi 18

Sử dụng hóa chất lên tóc, căng thẳng kéo dài, rối loạn nội tiết và mắc các bệnh về da đầu có thể gây rụng tóc ở tuổi 18. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng một số biện pháp khắc phục tại nhà.

 Rụng tóc ở tuổi 18
Rụng tóc ở tuổi 18

NGUYÊN NHÂN GÂY RỤNG TÓC Ở TUỔI 18

Rụng tóc thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh, tiền mãn kinh và nam giới bị chứng hói đầu di truyền. Tuy nhiên thực tế cho thấy tình trạng rụng tóc có thể xảy ra ở tuổi 18 do ảnh hưởng của một số bệnh lý và thói quen thiếu khoa học.

Rụng tóc kéo dài có thể khiến nang tóc yếu, tóc mỏng, thiếu độ mượt mà và tăng nguy cơ hói đầu. Vì vậy bạn cần xác định nguyên nhân cụ thể để tiến hành các biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi 18, bao gồm:

Do cột tóc quá chặt: Cột tóc quá chặt là một trong nguyên nhân phổ biến khiến nang tóc suy yếu và gãy rụng. Áp lực từ việc cột tóc quá chặt có thể kích thích chân tóc khiến cơ quan này bị tổn thương, hư hại và suy yếu dần theo thời gian.

Thường xuyên sử dụng nhiệt lên tóc: Sử dụng nhiệt để làm khô hoặc tạo kiểu tóc thường xuyên có thể khiến tóc mất độ ẩm tự nhiên, khô xơ và dễ gãy rụng hơn bình thường. Hơn nữa nhiệt độ cao còn có thể gây khô và làm mất cân bằng độ ẩm ở da đầu. Điều này khiến nang tóc bị kích thích và dẫn đến tình trạng suy yếu.

Lạm dụng hóa chất: Hóa chất duỗi, nhuộm và uốn thường khiến tóc khô xơ và dễ gãy rụng. Việc sử dụng hóa chất thường xuyên là một trong những nguyên nhân khiến chân tóc dễ hư hại và suy yếu, từ đó gây chẻ ngọn, khô xơ và tăng số lượng tóc rụng.

Căng thẳng kéo dài: Người trẻ nói chung và người trong độ tuổi 18 rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng do áp lực học tập. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến não bộ mà còn tác động tiêu cực đến tuần hoàn máu. Máu là cơ quan vận chuyển oxy và dinh dưỡng đến các tế bào trong cơ thể. Vì tuần hoàn máu kém có thể khiến các cơ quan này không có đủ dưỡng chất để tái tạo, phục hồi và dẫn đến tình trạng suy yếu. Do đó căng thẳng kéo dài có thể gây suy thoái nang tóc và làm tăng số lượng tóc rụng mỗi ngày.

Rụng tóc ở tuổi 18 do rối loạn nội tiết: Rối loạn nội tiết thường gặp ở phụ nữ mang thai, sau khi sinh và tiền mãn kinh. Chính vì vậy tình trạng rụng tóc thường xảy ra ở những đối tượng này. Tuy nhiên áp lực từ việc học tập và lối sống thiếu lành mạnh có thể gây ra chứng rối loạn nội tiết ở người 18 tuổi. Nồng độ nội tiết không ổn định có thể dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thiếu tập trung, rụng tóc nhiều, mệt mỏi, dễ cáu gắt,…

Mắc các bệnh về da đầu: Vảy nến, chàm da đầu, viêm da tiết bã nhờn, nấm da đầu,… là những bệnh lý da liễu có ảnh hưởng đến chu kỳ tăng trưởng của tóc. Khi mắc những bệnh lý này, nang tóc thường dễ bị kích thích, suy yếu và dễ dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều bất thường. Phần lớn các bệnh da liễu đều ảnh hưởng đến độ ẩm của da đầu. Việc tăng tiết bã nhờn quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây hư hại chân tóc và gây ra các triệu chứng như rụng tóc nhiều, ngứa da đầu, gàu, sưng đỏ,…

Giảm cân đột ngột: Tương tự như các cơ quan khác, tóc cũng cần một hàm lượng dinh dưỡng nhất định để phát triển và duy trì độ chắc khỏe. Tình trạng giảm lượng thức ăn đột ngột để kiểm soát cân nặng có thể khiến tóc rụng nhiều bất thường trong một thời gian ngắn. Ngoài ra giảm cân nhanh chóng còn có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng khác như mệt mỏi, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, yếu cơ, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,…

Do ảnh hưởng của một số bệnh lý: Bên cạnh đó, tình trạng rụng tóc ở tuổi 18 cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng của một số bệnh lý sau:

  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Sốt siêu vi
  • Nhiễm trùng máu
  • Trầm cảm
  • Mất ngủ kéo dài
  • Vấn đề về tuyến giáp
Đào tạo KTV chăm sóc da uy tín
Đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

HƯỚNG DẪN CÁCH TRỊ CHỨNG RỤNG TÓC Ở TUỔI 18

Thay đổi một số thói quen thiếu lành mạnh

  • Tránh cột tóc quá chặt, thay vào đó nên xõa tóc hoặc sử dụng kẹp có độ chặt vừa phải.
  • Không sử dụng hóa chất lên tóc trong thời gian điều trị. Đồng thời cần điều chỉnh nhiệt độ máy sấy vừa phải để tránh làm hư hại tóc và nang tóc.
  • Không dùng các loại dầu gội có độ pH cao và nhiều xà phòng. Những loại dầu gội này có thể khiến da đầu bị khô và làm tăng số lượng tóc rụng.
  • Khi gội đầu, tránh cào mạnh vào da đầu. Thay vào đó nên massage nhẹ nhàng để làm sạch dầu thừa, bụi bẩn và cải thiện tuần hoàn máu.
  • Phải sấy khô tóc hoàn toàn trước khi ngủ. Ngủ khi tóc còn ướt có thể gây nấm da đầu và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý da liễu khác.
  • Tránh sử dụng lược khi tóc còn ướt. Bởi vào thời điểm này nang tóc khá nhạy cảm và dễ gãy rụng khi có tác động.
  • Sử dụng kem chống nắng dạng xịt dành riêng cho tóc và cần đội mũ khi hoạt động ở ngoài trời. Để tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có cường độ cao có thể gây cháy tóc, chẻ ngọn và khô xơ.

Kiểm soát căng thẳng

  • Sắp xếp công việc và lịch học phù hợp để tránh tình trạng học và làm việc quá sức trong một thời gian ngắn.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với điện thoại và máy tính khi không cần thiết. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể gây ảnh hưởng đến não bộ và khiến tình trạng căng thẳng kéo dài.
  • Giải tỏa các suy nghĩ tiêu cực bằng cách chia sẻ với bạn bè và người thân. Trong trường hợp gặp phải dư chấn tinh thần lớn, bạn nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để được giải đáp và cho lời khuyên hữu ích.
  • Dành thời gian tập thể thao, đặc biệt là ngồi thiền và yoga. Bộ môn này có tác dụng loại bỏ căng thẳng, giữ tâm trí ổn định và điều hòa tuần hoàn máu.
  • Tránh làm việc và học tập quá khuya. Bạn nên ngưng mọi hoạt động gây áp lực lên não bộ trước 9 giờ tối. Trong thời gian này, nên dành thời gian đọc sách, nghe nhạc và trò chuyện để thư giãn đầu óc và giải tỏa căng thẳng.

Bổ sung thành phần dinh dưỡng cần thiết

  • Thực phẩm giàu protein: Trứng, sữa, thịt bò, cá, tôm, cua, phô mai, mực, thịt heo, đậu nành,…
  • Thực phẩm chứa nhiều canxi: Sữa, đậu, cá, tôm, mực, nghêu, hàu, phô mai,…
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Rau bina, rau bắp cải, các loại hạt, đậu xanh, đậu đỏ, khoai lang, khoai tây, ngũ cốc…
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Bơ, cá hồi, cá ngừ, dầu ô liu, hạnh nhân, bơ, hạt óc chó,…
  • Ngoài ra bạn cần bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày.

Thông thường rụng tóc ở tuổi 18 có thể được cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà và kiểm soát nguyên nhân bệnh lý. Tuy nhiên ở một số trường hợp, rụng tóc có thể kéo dài và gây mất tóc trên phạm vi rộng. Trong trường hợp này, theo khuyến cáo từ bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh bạn cần tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và sử dụng các loại chống rụng tóc đặc hiệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *