Bệnh ghẻ phỏng rất dễ lây lan, bệnh chủ yếu phát triển vào những mùa có khí hậu ẩm và nóng bức, gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là trẻ em.
Contents
BỆNH GHẺ PHỎNG LÀ GÌ?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết ghẻ phỏng là chứng bệnh nhiễm trùng nhẹ trên bề mặt da, và khi khỏi thường sẽ không để lại sẹo. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, rất hay tái phát nhiều lần và có thể gây ra các biến chứng viêm cầu thận cấp cho trẻ nếu không được điều trị bệnh ghẻ phỏng triệt để.
Ghẻ phỏng là bệnh rất dễ lây lan, bệnh thường bắt gặp ở trẻ nhỏ, bệnh phát triển chủ yếu vào những mùa có khí hậu ẩm và nóng bức. Vì là bệnh dễ lây lan cho nên nguồn lây nhiễm chính là từ nhà trẻ, trường học… Các vật nuôi như cho mèo cũng có thể là nguồn lây nhiễm làm cho trẻ bị ghẻ phỏng.
Móng tay móng chân dài cũng là nguyên nhân gây ra bệnh, do móng tay chân để dài dễ dính chất bẩn làm cho vi khuẩn có điều kiện xâm nhập đồng thời làm nơi trú ngụ và từ đó lây bệnh thông qua các vết cào gây xây xát ngoài da
Tuy là chỉ là bệnh nhiễm trùng nhẹ, và khi trị bệnh ghẻ phỏng khỏi thì không để lại sẹo, nhưng bệnh lại rất dễ tái phát lại do ý thức chủ quan của người bệnh và cha mẹ trẻ khi trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh, việc tái phát đi tái phát lại nhiều lần có thể gây ra biến chứng không mong muốn đó là gây ra bệnh viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH GHẺ PHỎNG
Người bị bệnh ghẻ phỏng sẽ xuất hiện trên da các nốt mụn giống như bị bỏng nước với các dấu hiệu đặc trưng:
- Da đỏ: Vùng da bị ghẻ nhiễm trùng có màu đỏ khiến người bệnh cảm thấy hơi rát hoặc cũng có thể không cảm nhận gì.
- Có mụn nước trên da: Vùng da bị tổn thương do ghẻ nổi mụn nước hoặc bóng nước không đồng đều giống như da bị bỏng.
- Đóng vảy: Nếu mụn nước ghẻ phỏng vỡ ra sẽ khiến dịch bên trong mụn thoát ra ngoài, lan ra vùng da lành và đóng thành các mảng màu vàng.
Những triệu chứng trên đây rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác như ghẻ nước (do cái ghẻ gây nên), mụn rộp, chàm dị ứng,… vì thế, người bệnh nếu không biết về bệnh ghẻ phỏng và cách điều trị thì tốt nhất nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định đúng bệnh và có biện pháp điều trị đúng.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH GHẺ PHỎNG
Hiện nay, cách trị bệnh ghẻ phỏng phổ biến nhất là sử dụng thuốc tây y mà chủ yếu là thuốc dạng kem có chứa kháng sinh và thuốc uống. Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tiêu biểu trong các loại thuốc này có thể kể đến:
- Thuốc D.E.P: Đây là thuốc trị bệnh ghẻ phỏng dạng lỏng, không có mùi, có thể sử dụng cho trẻ em trên 2 tuổi. Thuốc được bôi trực tiếp lên vùng da bị ghẻ phỏng mỗi ngày 2 – 3 lần, tránh bôi vào bộ phận sinh dục và phải vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
- Thuốc Benzyl benzoat 33%: Với loại thuốc này mỗi ngày người bệnh chỉ cần bôi 2 lần và mỗi lần cách nhau 15 phút mà không cần lo lắng vì thuốc có độ an toàn khá cao.
- Thuốc bôi dạng kem Eurax (crotamintan) 10%: Loại thuốc này cũng được dùng phổ biến trong cách chữa bệnh ghẻ phỏng bằng thuốc tây có tác dụng chống ngứa. Trước khi bôi thuốc người bệnh nên vệ sinh da sạch sẽ và nên bôi thuốc vào buổi tối để phát huy tác dụng tốt nhất, theo dõi kết quả trong vòng 2 – 3 ngày dùng thuốc.
- Thuốc Permethrin cream 5% (Elimite): Cũng như các loại thuốc trên, Permethrin cream 5% là thuốc chữa ghẻ phỏng ít độc tính nên có thể dùng cho cả trẻ em và phụ nữ trong thời kì mang thai.
Nếu người bệnh bị nhiễm khuẩn thì cách điều trị bệnh ghẻ phỏng cần thực hiện là bôi dung dịch thuốc màu còn nếu ghẻ viêm da hóa thì phải điều trị cả viêm da. Ngoài ra, một số loại thuốc chữa ghẻ đường uống cũng được dùng nhằm làm bất động và đào thải ấu trùng qua đường huyết. Bất kì loại thuốc nào cũng cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa dựa trên kết quả thăm khám, chẩn đoán bệnh thì mới được sử dụng. Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà bằng cách tự mua thuốc không kê đơn để tránh tác dụng phụ hoặc khiến bệnh nặng hơn.