Dược sĩ Trường Dược Sài gòn chỉ ra điều cần biết về thuốc Morphin

Thuốc Morphin là thuốc giảm đau cho các cơn đau nặng, buồn ngủ tác dụng lên hệ thần kinh trung ương. Dưới đây Dược chỉ ra những điều cần biết về thuốc Morphin

Morphine là thuốc giảm đau được dùng trong những cơn đau nặng
Morphine là thuốc giảm đau được dùng trong những cơn đau nặng

THUỐC MORPHIN CÓ TÍNH CHẤT, CÔNG DỤNG VÀ DẠNG THUỐC NHƯ THẾ NÀO?

Theo Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn cho biết: Sử dụng thuốc Morphin sulfat đúng cách là điều vô cùng quan trọng bởi đây là một trong những loại thuốc gây nghiện, được quản lý đặc biệt theo quy định, nếu trong trường hợp không cần thiết có thể sử dụng những loại thuốc khác thay thế. Thuốc này thuộc về một nhóm thuốc được gọi là thuốc giảm đau gây ngủ (thuốc phiện). Nó tác động trong não để thay đổi cách cơ thể bạn cảm nhận và phản ứng với cơn đau.
Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêm, cũng được hấp thu qua đường tiêu hóa nhưng kém hơn, phân bố vào các tổ chức, qua được nhau thai và hàng rào máu não. Thuốc chuyển hóa chủ yếu ở gan, thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Thuốc Morphin sulfat có 2 dạng viên nén hoặc dạng lỏng được dùng để tiêm, tùy vào tình trạng của người bệnh để quyết định.

  • Viên nén (giải phóng nhanh hoặc giải phóng chậm) 5mg, 10mg, 30mg, 60mg, 100mg, 200mg dưới dạng muối sulfat.
  • Nang (giải phóng chậm) 10mg, 30mg, 60mg, 100mg, 200mg, thường dùng dưới dạng muối sulfat.
  • Ống tiêm 10mg/1ml; 20mg/2ml, dưới dạng muối hydroclorid hoặc muối sulfat.
  • Ống tiêm 2mg/1ml; 4mg/1ml và 10mg/1ml, dưới dạng muối hydroclorid hoặc muối sulfat, không có chất bảo quản để tiêm ngoài màng cứng.

THUỐC MORPHIN CÓ CÔNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Thuốc Morphin trên hệ thần kinh trung ương 

Thuốc Morphin trên hệ thần kinh trung ương có những tác dụng như sau:

  • Giảm đau: Morphin là thuốc giảm đau mạnh do làm tăng ngưỡng nhận cảm giác đau, thuốc còn làm giảm các đáp ứng phản xạ với đau. Tác dụng giảm đau của morphin là do thuốc kích thích trên receptor muy và kappa.
  • Gây ngủ: Morphin làm giảm hoạt động tinh thần và gây ngủ. Với liều cao có thể gây mê và làm mất tri giác.

Ngoài ra thuốc cũng có tác dụng gây sảng khoái: Cùng với tác dụng giảm đau, morphin làm mất mọi lo lắng, bồn chồn, căng thẳng do đau gây ra nên người bệnh cảm thấy thanh thản, thư giãn và dễ dẫn tới sảng khoái. Morphin làm thay đổi tư thế, làm tăng trí tưởng tượng, người bệnh luôn ở trạng thái lạc quan và mất cảm giác đói.

Thuốc Morphin trên hệ hô hấp

Thuốc Morphin trên hệ hô hấp với các liều cao, thấp là:

  • Với liều thấp Morphine gây kích thích hô hấp.
  • Với liều cao Morphine ức chế hô hấp gây thở chậm và sâu, Morphine còn làm co phế quản.
    Morphin tác dụng trên receptor µ2 và ảnh hưởng trực tiếp đến trung tâm hô hấp. Morphin ức chế trung tâm hô hấp ở hành tuỷ, làm trung tâm này giảm nhạy cảm với CO2 nên cả tần số và biên độ hô hấp đều giảm. Khi nhiễm độc, nếu chỉ cho thở O2 ở nồng độ cao, có thể gây ngừng thở. Morphin còn ức chế trung tâm ho nhưng tác dụng này không mạnh bằng codein, pholcodin, dextromethorphan…

Lưu ý khi dùng Morphin

  • Ở trẻ mới đẻ và trẻ còn bú, trung tâm hô hấp rất nhạy cảm với morphin và các dẫn xuất của morphin. Morphin qua được hàng rào rau thai, hàng rào máu – não. Vì vậy, cấm dùng morphin và các opioid cho người có thai hoặc trẻ em.
  • Trên vùng dưới đồi: Morphin làm mất thăng bằng cơ chế điều nhiệt làm thân nhiệt giảm nhẹ. Tuy nhiên, khi dùng liều cao kéo dài, thuốc có thể gây tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Nội tiết: Morphin tác động ngay tại vùng dưới đồi, ức chế giải phóng GnRH (Go nadotrop in-releasing hormone) và CRF (corticotropin- releasing factor) do đó làm giảm LH, FSH, ACTH, TSH và beta endorphin. Các opioid kích thích receptor muy, làm tăng tiết ADH (hormon kháng niệu), trong khi chất chủ vận của receptor kappa lại làm giảm tiết ADH, gây lợi niệu.
  • Co đồng tử: Do kích thích các receptor muy và kappa trên trung tâm thần kinh III, morphin và opioid có tác dụng gây co đồng tử. Khi ngộ độc morphin, đồng tử co rất mạnh, chỉ còn nhỏ như đầu đinh ghim.

Hơn thế nữa, thuốc còn gây buồn nôn và nôn: Morphin kích thích trực tiếp trung tâm nôn ở sàn não thất IV, gây cảm giác buồn nôn và nôn. Khi dùng liều cao thuốc có thể ức chế trung tâm này.

Ở ngoại biên thuốc Morphin có tác dụng gì?

Theo Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược ở ngoại biên thuốc morphin có tác dụng như sau:

  • Trên tim mạch: Ở liều điều trị morphin ít tác dụng trên tim mạch. Liều cao làm hạ huyết áp do ức chế trung tâm vận mạch.
  • Trên cơ trơn: Cơ trơn của ruột: trên thành ruột và đám rối thần kinh có nhiều receptor với morphin nội sinh. Morphin làm giảm nhu động ruột, làm giảm tiết mật, dịch tụy, dịch ruột và làm tăng hấp thu nước, điện giải qua thành ruột, do đó gây táo bón. Làm co cơ vòng (môn vị, hậu môn….) co thắt cơ oddi ở chỗ nối ruột tá- ống mật chủ.
  • Trên các cơ trơn khác: Morphin làm tăng trương lực, tăng co bóp nên có thể gây bí đái (do co thắt cơ vòng bàng quang), làm xuất hiện cơn hen trên người có tiền sử bị hen (do co khí quản).
  • Trên da: Với liều điều trị Morphin gây giãn mạch da và ngứa, mặt, cổ, nửa thân trên người bệnh bị đỏ.
  • Trên chuyển hóa: làm giảm oxy hóa, giảm dự trữ base, gây tích luỹ acid trong máu. Vì vậy, người nghiện mặt bị phù, móng tay và môi thâm tím.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược

THUỐC MORPHIN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO?

Morphin thường được chỉ định để giảm đau trong các trường hợp đau nhiều, đau sâu, đau cấp, đau dữ dội hoặc khi các thuốc giảm đau khác không có tác dụng.

  • Giảm đau trong ung thư giai đoạn cuối.
  • Hỗ trợ giảm các cơn đau nội tạng: đau gan, đau thận.
  • Giảm đau sau khi bị chấn thương hoặc sau làm phẫu thuật.
  • Giảm đau khi chuyển dạ trong sản khoa.
  • Sử dụng làm thuốc tiền mê: phối hợp với các thuốc gây tê hoặc gây mê khác để tăng tác dụng và hiệu quả.

THUỐC MORPHIN CHỐNG CHỈ ĐỊNH VỚI NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Thuốc Morphin có chỉ định với những đối tượng như:

  • Không dùng Morphin cho trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Không dùng Morphin cho người bị ngộ độc rượu cấp.
  • Không chỉ định Morphin cho bệnh nhân bị suy hô hấp hoặc suy giảm chức năng gan, thận nặng.
  • Không dùng khi triệu chứng đau bụng cấp không rõ nguyên nhân.
  • Ngộ độc rượu cấp.
  • Đang dùng barbiturat, các chất MAOI.
  • Tác dụng không mong muốn khi dùng Morphin
  • Độc tính: Khi dùng morphin có thể gặp một số tác dụng không mong muốn:
  • Thường gặp: buồn nôn và nôn (khoảng 20%), táo bón, ức chế thần kinh, co đồng tử, bí đái…
  • Độc tính cấp: Các triệu chứng ngộ độc Morphin xuất hiện nhanh: nặng đầu, chóng mặt, khô miệng, mạch nhanh, ói. Sau đó ngủ sâu, đồng tử co nhỏ và không phản ứng với ánh sáng. Giải độc bằng Naloxon.
  •  Độc tính mạn: Quen thuốc: do dùng liều cao, lặp lại; Nghiện: do dùng kéo dài.
Thuốc Morphin còn được các bác sĩ sử dụng ở dạng tiêm
Thuốc Morphin còn được các bác sĩ sử dụng ở dạng tiêm

DƯỢC SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC SÀI GÒN HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG MORPHIN

Thuốc Morphin sulfat khi sử dụng đối với người lớn

  • Liều dùng thông thường cho người lớn giảm đau và cũng như dùng trước khi gây mê:
  • Đối với dạng tiêm tĩnh mạch: Liều ban đầu: dùng 4 đến 10mg mỗi 4 giờ ,tiêm chậm trong 4-5 phút. Phạm vi liều dùng: từ 5 đến 15mg. Phạm vi liều dùng hàng ngày: từ 12 đến 120mg. Liều thay thế: dùng 2 đến 10mg/cân nặng cơ thể 70kg.
    Liều dùng thông thường cho các cơn đau đối với người lớn – chưa từng sử dụng Opioid:

+ Đối với dạng viên nén dùng phóng thích nhanh: Liều ban đầu: dùng 15-30mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết.

+ Đối với dạng dung dịch uống: Liều ban đầu: dùng 10-20mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết.

+ Đối với dạng tiêm dưới da/ cơ: Liều ban đầu: dùng 10mg mỗi 4 giờ khi cần thiết.

  • Phạm vi liều dùng: dùng 5-20mg mỗi 4 giờ khi cần thiết.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn phẫu thuật tim:
  • Dùng 0,5-3 mg/kg trong tĩnh mạch như các thuốc gây mê duy nhất hoặc với một tác nhân gây mê.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhồi máu cơ tim cấp:
  • Liều ban đầu: từ 4 đến 8mg.
  • Liều duy trì: từ 2 đến 8mg mỗi 4-15 phút khi cần thiết.

+ Thuốc giảm đau được kiểm soát ở tĩnh mạch bệnh nhân hoặc thuốc giảm đau được kiểm soát dưới da bệnh nhân:

Tiêm 1-2mg 30 phút sau một liều tiêm tiêu chuẩn từ 5 đến 20 mg ở tĩnh mạch. Khoảng thời gian khóa là từ 6 đến 15 phút.

+ Liều dùng thông thường cho người lớn giảm đau mãn tính nghiêm trọng gắn liền với ung thư và không tránh khỏi:

Đối với tiêm truyền ở tĩnh mạch liên tục: Trước khi bắt đầu truyền dịch (ở nồng độ từ 0,2-1 mg/mL), một liều 15mg hoặc cao hơn morphine sulfate có tác dụng làm thuốc giảm đau có thể được tiêm vào tĩnh mạch.

  • Đối với tiêm bên trong não tủy của cột sống:

+ Liều dùng thường là một phần mười của liều lượng ngoài màng cứng.
Liều ban đầu: dùng 0,2 đến 1mg có thể làm giảm đau thỏa đáng cho đến 24 giờ. Lặp lại việc tiêm trong não tủy cột không được khuyến khích.

  • Đối với tiêm ngoài màng cứng:

Liều ban đầu: dùng 5mg ở vùng thắt lưng có thể làm giảm đau thỏa đáng cho đến 24 giờ. Nếu không đạt được mức giảm đau đủ trong vòng một giờ, cẩn thận tăng liều dùng từ 1 đến 2mg trong khoảng thời gian đủ để đánh giá hiệu quả. Liều tối đa: dùng 10mg mỗi 24 giờ.

Thuốc Morphin sulfat khi sử dụng đối với trẻ em

Liều dùng thông thường cho các cơn đau đối với trẻ em:

  • Tiêm dưới da: dùng 0,1 đến 0,2mg mỗi kg khi cần thiết. Không quá 15 mg mỗi liều.
  • Tiêm tĩnh mạch: dùng 50-100mcg (0,05 đến 0,1mg) mỗi kg, được tiêm chậm. Không quá 10 mg mỗi liều.

KHI DÙNG THUỐC MORPHIN QUÁ LIỀU, QUÊN LIỀU XỬ TRÍ NHƯ NÀO?

Nếu quên liều thì nên nhanh chóng bổ sung càng sớm càng tốt, nhưng nếu liều đó gần với liều tiếp theo thì bỏ qua để dùng liều tiếp theo.

  • Không bù liều bằng cách dùng gấp đôi cùng một lúc.
  • Quá liều Morphin có thể gây, hạ huyết áp, nôn mửa, co giật, yếu cơ, nhược cơ, co thắt tiêu hóa, co thắt phế quản, rối loạn tim mạch thậm chí trụy mạch và shock.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng quá liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn cho vì gây ra các tác động xấu với cơ thể, tăng tác dụng phụ không mong muốn.
  • Xử trí quá liều : Khi thấy các biểu hiện bất thường, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lí kịp thời.

THUỐC MORPHIN ĐƯỢC BẢO QUẢN VÀ HẠN DÙNG NHƯ THẾ NÀO?

Khi sử dụng thuốc Morphin Dược sĩ khuyên chúng ta nên bảo quản và lưu ý hạn sử dụng thuốc như sau:

  • Cách bảo quản Morphin: Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng, đúng quy chế thuốc gây nghiện.
  • Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất, không dùng quá thời hạn ghi trên bao bì.