Cùng Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu bệnh nhược cơ

Nhược cơ là một bệnh lý liên quan đến sự tự miễn thần kinh – cơ, nguyên nhân chính là do các kháng thể đã phá hủy các thụ thể acetylcholin, dẫn tới tình trạng bệnh nhân bị yếu cơ mắt, vai, cổ, họng, tay chân…

Bệnh nhược cơ
Bệnh nhược cơ

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu về bệnh nhược cơ qua bài viết sau đây!

THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH NHƯỢC CƠ

Nhược cơ là một bệnh thần kinh – cơ, đặc tính là yếu và mệt mỏi các cơ vân. Tình trạng đó là do sự giảm về số lượng các thụ thể axetycolin (acétyncholine = AchRs) ở chỗ nối thần kinh – cơ do một số kháng thể trung gian tự miễn phá hủy gọi là kháng thể chống thụ thể axetycolin.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tuổi trung bình hay mắc bệnh nhất là 10 – 30 tuổi và 60 – 70 tuổi. Tuối dưới 40 nữ mắc nhiều hơn nam, trên 40 tuổi ngược lại, nam nhiều hơn nữ.

Bệnh thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng ban đầu thoáng qua, chỉ một số ít trường hợp là bệnh tiến triển nhanh đến giai đoạn cuối. Bệnh có thể khởi phát sau một thời gian stress hay mắc các bệnh nhiễm trùng (thường là nhiễm trùng hô hấp); trong thời gian mang thai; khi gây mê.

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh nhược cơ chính là yếu cơ. Bệnh nhân có thể bị yếu một cơ hoặc toàn bộ các cơ trong cơ thể. Biểu hiện lâm sàng đầu tiên của bệnh thường ở các cơ mắt, cơ mặt, cơ nhai, cơ cổ. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, toàn bộ các cơ trong cơ thể sẽ bị tổn thương, “xâm chiếm”.

Dưới đây là triệu chứng tổn thương đặc trưng:

  • Các cơ vận nhãn: Khoảng 85% số bệnh nhân sẽ bị tổn thương các cơ vận động nhãn cầu. Điều này gây nên tình trạng sụp mí mắt. Bệnh nhân nhược cơ có thể bị sụp mi một bên kèm với mắt còn lại mở to hoặc bị sụp mí cả 2 mắt. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân nhược cơ còn kèm theo chứng song thị (nhìn đôi).
  • Các cơ khác: 5-10% bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát bệnh và 80% bệnh nhân ở giai đoạn bệnh phát triển bị tổn thương các cơ ở mặt, các cơ nhai, nuốt và nói. Bệnh nhân cảm thấy nhai nuốt rất khó khăn, cảm giác khó nuốt ở cổ họng, phải nuốt nhiều lần mới có thể xong một miếng. Khi nói chuyện, đối thoại thì càng về cuối, giọng nói càng khó nghe hơn và chuyển thành giọng mũi, giọng nói trở nên “ủy mị”. Do yếu cơ gáy nên cổ bệnh nhân có thể bị rủ xuông. Khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn sau, tất cả các cơ đều sẽ bị yếu, suy nhược, bao gồm cả các cơ hô hấp như cơ hoành, cơ liên sườn, cơ thành bụng. Trong các cơ ở tứ chi, thì các cơ gốc chi thường bị nặng hơn các cơ ở ngoại biên.

Sự yếu cơ sẽ thay đổi trong 1 ngày, thường là nhẹ nhất vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi và trở nặng vào buổi chiều tối. Cơ tim và các cơ trơn của người mắc bệnh nhược cơ không bị ảnh hưởng. Phản xạ gân xương bình thường; phản xạ đồng tử với ánh sáng và điều tiết cũng vẫn bình thường.

Tổn thương kết hợp: Khoảng 5-10% bệnh nhân nhược cơ sẽ mắc thêm các bệnh tự miễn khác như rối loạn tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động suy yếu hoặc tuyến giáp hoạt động quá mạnh)

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH NHƯỢC CƠ

Theo bác sĩ giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, những phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh nhược cơ thường là:

  • Điều trị khởi đầu: Acetylcholinesterase là nhóm thuốc ức chế được sử dụng trong điều trị khởi đầu bệnh nhược cơ. Thuốc có tác dụng ức chế sự phá hủy các thụ thể acetylcholinesterase của kháng thể. Do đó không làm giảm số lượng các thụ thể sau khe synap thần kinh-cơ. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong lần điều trị ban đầu với bệnh nhân bị nhược cơ nhẹ hoặc mới được chẩn đoán mắc nhược cơ.
  • Ức chế miễn dịch: Đây là phương pháp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để ức chế hoạt động tự miễn dịch ở khe synap thần kinh – cơ. Corticoid hoặc nhóm thuốc không chứa steroide là những nhóm thuốc được sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên tác dụng phụ của corticoid nếu sử dụng lâu dài là rất nguy hiểm.
  • Phẫu thuật tuyến ức: Có tới 75% bệnh nhân nhược cơ gặp các bất thường về tuyến ức, vì thế phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức cũng là một cách chữa nhược cơ. Kết quả chữa nhược cơ bằng phương pháp này tương đối khả quan nhưng điều trị hậu phẫu lại rất vất vả, vì vậy việc phẫu thuật cần phải thực hiện ở những trung tâm có kinh nghiệm và hồi sức tốt. Sau khi mổ, người bệnh nhược cơ vẫn tiếp tục được điều trị bằng Prednisolon liều trung bình.
  • Lọc huyết tương: Phương pháp chữa này nhằm để lọc bỏ các kháng thể kháng thụ thể cũng như các thành phần bổ thể trong huyết tương của bệnh nhân nhược cơ, các triệu chứng nặng của bệnh nhân nhược cơ sẽ được thuyên giảm. Xét ở một khía cạnh nào đó, đây cũng có thể coi là một phương pháp ức chế miễn dịch.

Ngoài các phương pháp trên, bác sĩ còn có thể sử dụng các phương thức điều trị ngắn hạn như truyền immunoglobulin miễn dịch hay thay huyết tương khi các triệu chứng nhược cơ chưa được kiểm soát tốt. Hai phương pháp điều trị ngắn hạn này cho kết quả rất tốt nhưng không có tác dụng lâu dài.