Dấu Hiệu Nhận Biết Và Phương Pháp Chữa Trị Giãn Dây Chằng Lưng

Giãn dây chằng là một bệnh khá thường gặp ở những người già hay chấn thương khi lao động, chấn thương do tai nạn. Vậy có những dấu hiệu nào nhận biết và phương pháp chữa trị ra sao?

Có 4 nguyên nhân chính gây ra giãn dây chằng lưng

Có 4 nguyên nhân chính gây ra giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng lưng là bệnh gì?

Dây chằng lưng cũng giống như dây chằng ở các khớp xương khác trong cơ thể có vai trò liên kết các khớp xương cột sống thành một khối làm vững chắc thêm cột sống lưng của bạn. Khi dây chằng lưng của bạn bị giãn sẽ khiến khối cột sống lưng giảm tính vững chắc và khả năng chịu lực khi vận động của lưng và cột sống. Giãn dây chằng lưng tuy chỉ là chấn thương mô mềm nhưng nó có thể gây ra những chấn thương sâu hơn nếu người bệnh chủ quan không điều trị như rách, đứt dây chằng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của lưng và cột sống. Hơn nữa, dây chằng và dây thần kinh thường ở gần nhau vì vậy với những chấn thương ở dây chằng sẽ gây ra những cơn đau dữ dội cho người bệnh.

Những nguyên nhân gây ra giãn dây chằng lưng là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây giãn dây chằng có tính liên quan đến nhau, nguyên nhân này là do hệ quả của nguyên nhân kia. Tuy nhiên bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, có 4 nguyên nhân chính gây giãn dây chằng bao gồm:

  • Tuổi: Quá trình lão hóa, thoái hóa ở người cao tuổi không chỉ xảy ra ở xương cột sống mà cả ở đĩa đệm và dây chằng. Càng có tuổi dây chằng càng bị xơ cứng, giảm tính đàn hồi vì vậy chỉ một tác động nhỏ cũng có thể gây giãn dây chằng lưng.
  • Làm việc nặng nhọc: Việc bê vác vật quá nặng, nhất là trong tư thế không đúng tạo ra áp lực lớn lên dây chằng khiến cho chúng bị giãn. Người càng có tuổi thì nguy cơ chấn thương khi lao động càng tăng cao.
  • Tổn thương ở cột sống: Khi cột sống bị tổn thương khiến khối cơ xương cột sống bị giảm khả năng chịu lực, làm dây chằng phải chịu áp lực nhiều hơn từ cơ thể khi vận động, chỉ cần làm việc đứng lên cúi xuống nhiều hay khiên vác nặng cũng có thể gây ra giãn dây chằng lưng.
  • Các chấn thương vật lý (chơi thể thao, tai nạn): Khi dây chằng phải chịu một lực lớn bên ngoài tác động như té, ngã khi chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông khiến dây chằng lưng bị giãn.

Dấu hiệu nhận biết giãn dây chằng lưng

Việc giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi sẽ liên quan đến những biểu hiện và tình trạng giãn dây chằng lưng bạn gặp và tùy thuộc vào độ nặng, nhẹ của chấn thương. Một số triệu chứng có thể nhận biết như sau:

  • Cơn đau do giãn dây chằng không âm ỉ mà đột ngột khi vận động các tư thế ở lưng như đứng lên ngồi xuống, cúi xuống hay bê vác các đồ vật. Chấn thương nhẹ cơn đau có thể hết ngay khi nghỉ không vận động còn với trường hợp nặng cơn đau có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày.
  • Chủ yếu là đau thắt lưng do vùng lưng hoạt động nhiều nhất
  • Vị trí dây chằng bị giãn sẽ thấy sưng đỏ, chạm vào có cảm giác nóng ran
  • Khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng, thậm chí giãn dây chằng nặng có thể khiến người bệnh phải nằm một chỗ, bất cứ mọi vận động ở lưng đều tạo ra cơn đau
  • Cơn đau có thể tăng lên do thời tiết thay đổi lạnh đi, cảm giác đau nhức toàn bộ vùng lưng gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc

Đào tạo vật lý trị liệu Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Đào tạo vật lý trị liệu Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Liệu pháp chữa trị giãn dây chằng lưng

Tiến độ hồi phục chấn thương giãn dây chằng lưng tùy thuộc và thể trạng của mỗi người. Giảng viên vật lý trị liệu Sài Gòn đang công tác tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, những người có sức khỏe tốt, cơ lưng tốt việc hồi phục sẽ nhanh hơn người thể trạng yếu hơn. Người già thời gian hồi phục sẽ lâu hơn người trẻ tuổi. Người làm những công việc nặng nhọc sẽ lâu hồi phục hơn người làm việc nhẹ nhàng. Khi dây chằng đã bị chấn thương nếu người bệnh không chú ý đến sức khỏe thì khả năng tái phát chấn thương là rất cao và khi tái phát bệnh sẽ nặng hơn. Một số liệu pháp trị liệu giãn dây chằng lưng bạn có thể áp dụng như sau:

Xoa bóp, châm cứu kết hợp vật lí trị liệu

Xoa bóp, châm cứu là các biện pháp giảm đau không cần thuốc kết hợp với một số bài tập giúp hồi phục vận động của các khớp xương. Với chấn thương nặng việc tập luyện sẽ có sự trợ giúp của bác sĩ hay kỹ thuật viên.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Trong thời gian bị chấn thương bạn cần tránh vận động nặng sẽ khiến chấn thương nặng hơn. Có thể nằm khi đau dữ dội nhưng cần đi lại, vận động để dây chằng hồi phục nhanh hơn tránh tình trạng cứng khớp, căng cơ hay căng dây chằng. Chế độ dinh dưỡng cũng cần được quan tâm nhất là những thực phẩm tốt cho xương và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Uống kết hợp bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu như dây chằng bị tổn thương nặng, thì bạn nên kết hợp uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kết hợp với đắp thuốc lên vùng bị đau. Bạn sẽ thấy cơn đau được giảm nhanh cũng như dây chằng được hồi phục trở lại.