Cửu Không – Vị Thuốc Y Học Cổ Truyền Món Quà Quý Từ Biển

Trong Y học cổ truyền cửu không có tên gọi thông thường là vỏ trai biển được sử dụng để chữa các bệnh về mắt, chứng mất ngủ…

Cửu không vị thuốc Y học cổ truyền món quà quý từ biển

Cửu không là gì?

Tên dược: Concha Haliotidis

Tên động vật: 1. Haliotis diversicolor Reeve; 2. Haliotidis discus hannai Ino; 3. Haliotis ovina Gmelin; 4. Haliotis ruber (Leach); 5. Haliotis asinina L.; 6. Haliotis laevigata (Donovan).

Tên thông thường: Vỏ trai biển

Bộ phận dùng

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Dược liệu là vỏ một số loài Bào ngư (Haliotis diversicolor Reeve – Cửu khổng bào), (Haliotis ginantea Reeve – Bàn đại bào), (Haliotis ovina Gmelin – Dương bào), họ Bào ngư (Haliotidae).

Phân bố

Các loài Bào ngư này được khai thác ở một số đảo miền Bắc nước ta như vùng các đảo Bạch long vỹ, Cô tô, Cát bà và chân núi Đèo ngang (Quảng bình).

Thu hoạch

Thường bắt đầu từ tháng 7-10, là thời nước ấm dễ lặn và cũng là lúc Bảo ngư mập nhất.

Chế biến: Bắt về rửa sạch đất cát, rong rêu bám vào, xong rửa bằng nước muối loãng, rồi cậy miệng vỏ ra phơi khô dùng làm thuốc. Còn thịt nấu chín phơi khô bán riêng, thịt là một trong những món ăn sơn hào hải vị.

Thành phần hóa học

Các muối vô cơ, chủ yếu là calci cacbonat.

Công năng

Bình can tiềm dương, thanh can minh mục.

Công dụng

Dùng trị chứng mất ngủ, kém mắt, chữa đau dạ dày, cầm máu.

Chỉ định và phối hợp:

Can thận âm hư và can dương vượng:

Biểu hiện hoa mắt chóng mặt và nhìn mờ :Thạch quyết minh phối hợp với Mẫu lệ, Bạch thược và Qui bản để dưỡng âm tiềm dương.

Biểu hiện cảm giác căng nặng ở đầu và mắt, đau đầu, đau mắt, mặt đỏ: Thạch quyết minh phối hợp với Câu đằng, Cúc hoa và Hạ khô thảo để bình can và thanh nhiệt.

Can hoả vượng biểu hiện mắt sưng, đỏ, đau và nhìn lóa. Thạch quyết minh phối hợp với Cúc hoa và Quyết minh tử.

Can huyết hư biểu hiện nhìn mờ lâu ngày và khô mắt. Thạch quyết minh phối hợp với Thục địa hoàng trong bài Thạch quyết minh hoàn.

Tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền

Cách dùng, liều lượng

3-6g mỗi ngày, dạng thuốc bột. 5-30g mỗi ngày, dạng thuốc sắc.

Bào chế

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Cạo sạch hết vỏ ngoài rửa sạch phơi khô, không được đốt tồn tính, vì nóng quá sẽ thành vôi mất tác dụng, làm như sau: Rửa sạch tẩm nước giấm loãng (5%) trộn xóc đều, rửa lại. Xếp 3-4 con lại 1, lấy đất nắn lại nung cho đỏ đất ngoài, vỏ còn màu xanh xám nhạt là được. Tán bột mịn sắc uống. Khi làm hoàn tán thì thủy phi. Hoặc có người lại cho vào nồi đất phủ cám ướt (Để điều hòa nhiệt), nhưng cũng có người không phủ cám, trét kỷ, bên ngoài phủ trấu (lượt than, lượt trấu) đợi cho đến khi nào còn màu nâu nhạt  là được. Nhúng qua giấm loãng  còn vỏ đang nóng để dễ tán.

Y học cổ truyền Sài Gòn bài thuốc trị bệnh từ cửu không

Trị chứng can dương thịnh, hoa mắt chóng mặt:

Thạch quyết minh, Sinh địa, Mẫu lệ đều 16g, Bạch thược, Nữ trinh tử, Ngưu tất đều 12g, Cúc hoa 8g sắc uống.

Thạch quyết minh 20g, Đương qui, Bạch thược, Kỷ tử đều 12g, Cúc hoa 10g, Thiên ma, Câu đằng đều 8g, Hạ khô thảo 16g sắc uống.

Trị các chứng bệnh về mắt:

Thạch quyết minh tán: Thạch quyết minh 16g, Câu kỷ tử, Mộc tặc thảo, Tang diệp, Cốc tinh thảo đều 12g, Bạch cúc hoa, Thương truật, Kinh giới, Toàn phúc hoa đều 8g, Thuyền thoái 2g, Cam thảo 3g, sắc uống trị mộng mắt hoặc thanh manh.

Thạch quyết minh 20g, Cúc hoa vàng 12g, Cam thảo 4g, sắc uống trị mắt đỏ.

Thạch quyết minh cạo sạch vỏ đen ngoài, tán nhỏ thủy phi 10g, dùng gan lợn hay dê bổ đôi cho thuốc vào đun sôi chín để hơi xông mắt, lúc nguội ăn cả gan và nước (kinh nghiệm dân gian).

Kiêng kỵ: Tỳ Vị hư hàn và không có thực nhiệt thì cấm dùng.

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn