Cùng Chuyên Gia Trường Dược Sài Gòn Tìm Hiểu Bệnh Phình Mạch Máu Não

Phình mạch máu não là tình trạng các mạch máu ở não bị phình lên một cách bất thường, có thể gây ra vỡ mạch, dẫn đến đột quỵ do chảy máu não

Phình mạch máu não là tình trạng các mạch máu não phình lên bất thường
Phình mạch máu não là tình trạng các mạch máu não phình lên bất thường

Hãy cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh phình mạch máu não qua bài viêt sau để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

BỆNH PHÌNH MẠCH MÁU NÃO LÀ GÌ?

Phình mạch máu não có tên tiếng Anh là Brain Aneurysm, là tình trạng các mạch máu não phình lên bất thường, giống như hình ảnh quả mâm xôi đính vào các cành cây.

Đa số tình trạng vỡ mạch máu do phình mạch máu não xảy ra ở khoang giữa lớp màng bao quanh não (màng nhện) và não bộ.

Một khi bệnh nhân có tình trạng rách mạch máu não do phình, cần có sự can thiệp y khoa kịp thời vì nó đe dọa rất lớn tới tính mạng của người bệnh.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH PHÌNH MẠCH MÁU NÃO

Nguyên nhân chính dẫn đến phình mạch máu não là do thành mạch bị mỏng đi. Các đoạn mạch phân nhánh lại có cấu trúc yếu hơn cũng là nguyên nhân dễ gây ra tình trạng phình mạch so với các đoạn mạch khác.

Mặc dù nghiên cứu cho thấy tình trạng này có thể xảy ra ở bất kì đâu ở hệ thống mạch máu não, nhưng phổ biến nhất là hệ thống mạch vùng đáy não.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH PHÌNH MẠCH MÁU NÃO

Các bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, tùy từng loại phình mạch máu não mà có những triệu chứng khác nhau, cụ thể:

Phình mạch máu não biến chứng vỡ mạch

Các triệu chứng đặc trưng của phình mạch máu não gây biến chứng vỡ mạch là những cơn đau đầu xuất hiện đột ngột, cấp tính, có thể người bệnh đang trải qua cơn đau đầu khó chịu nhất từ trước tới nay.

Ngoài ra còn có các triệu chứng phổ biến khác, như: Đau đầu đột ngột và cấp tính; buồn nôn, ói mửa; cứng cổ; mờ mắt; nhạy cảm với ánh sang; co giật; sụp mí mắt; mất tỉnh táo; mất ý thức

Phình mạch máu não biến chứng rò mạch

Trong một số trường hợp, mạch máu bị phình làm rò ra một lượng máu không đáng kể, tình trạng này chỉ gây ra triệu chứng đau đầu một cách đột ngột và cấp tính. Tuy nhiên phần lớn có thể sẽ dẫn đến biến chứng nặng hơn là rách mạch như trên.

Phình mạch máu não không biến chứng

Trường hợp này phình mạch máu não sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào đáng kể nếu chỗ phình không đáng kể, tuy nhiên nếu mạch máu bị phình lớn quá mức sẽ gây chèn ép lên các tế bào não và thần kinh, dẫn đến:

  • Đau vùng dưới và sau mắt
  • Giãn đồng tử
  • Hiện tượng nhìn đôi hay thay đổi thị lực
  • Tê, yếu hay dị cảm 1 bên mặt
  • Sụp mí mắt
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÌNH MẠCH MÁU NÃO

Biện pháp phẫu thuật

Biện pháp phẫu thuật bao gồm hai phương pháp:

  • Thắt túi phình (Surgical Clipping): Bác sĩ chuyên môn phẩu thuật sẽ tiến hành mổ hở nhằm bộc lộ được phần mạch máu có chỗ phình, sau đó dùng một vật nhỏ bằng kim loại (clip) thắt vùng eo chỗ phình ngăn dòng máu chảy vào.
  • Nút chỗ phình mạch bằng coil (Endovascular coiling): Là phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn so với phương pháp thắt túi phình, bác sĩ phẫu thuật sẽ luồn catheter vào động mạch (thường là động mạch đùi) đến phân mạch máu bị phình .Tiếp theo, bác sĩ sẽ luồn thêm một dây kim loại đặc biệt, xuyên qua catheter khi đã được đặt vào đoạn mạch bị phình, tạo thành một cuộn kim loại (coil) trong phần phình và hạn chế dòng máu lưu thong qua coil.

Các phương pháp điều trị khác

Phương pháp điều trị bằng thuốc được áp dụng cho các trường hợp vỡ mạch máu do phình mạch máu não nhằm điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.

  • Thuốc giảm đau nhằm làm giảm tình trạng đau đầu cho bệnh nhân.
  • Chặn kênh Calci (Calium Channel Blockers): để hạn chế ion calci đến tế bào đích ở thành mạch nhằm giảm nguy cơ gây biến chứng co thắt mạch (vasospasm) dẫn đến vỡ mạch.
  • Can thiệp phòng ngừa tình trạng thiếu máu não gây đột quỵ: Bằng việc tiêm thuốc làm tăng huyết áp (vasopressor) làm tăng lượng máu đến não.
  • Một phương pháp can thiệp khác linh động hơn là đặt ống thông mạch (angioplasty) bằng cách dùng catherter mở thông chỗ mạch máu não cần thiết. Catherter có thể sẽ được phủ thuốc giãn mạch nhằm tăng lượng máu tới não.
  • Thuốc chống co giật: Được chỉ định sử dụng cho các trường hợp đã có biến chứng vỡ mạch.
  • Phẫu thuật shunt và catherter điều chỉnh dịch não tủy: Mục tiêu điều trị là nhằm giảm áp lực cho não do tăng lương dịch trong não bao gồm dịch não tủy và máu do biến chứng vỡ mạch. Catherter thường được đặt ở não thất (ventricles) hay ở cột sống nhằm dẫn lượng dịch thừa ra bên ngoài. Biện pháp dùng shunt kèm valve đóng nhằm dẫn lượng dịch quá mức ở não vào khoang màng bụng làm giảm áp lực cho não
  • Liệu pháp phục hồi: tình trạng tổn thương não do xuất huyết dưới màng nhện cần đến vật lý trị liệu, tập nói để phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

Cũng theo chia sẻ của các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, những bệnh nhân phình mạch máu não chưa biến chứng thì có thể được điều trị bằng một số phương pháp như: Thắt túi phình (surgical clipping) và nút chỗ phình mạch (endovascular coiling) được sử dụng để phòng ngừa các biến chứng về sau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, yếu tố rủi ro trong phẫu thuật vẫn cần được cân nhắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *