Những Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Nhồi Máu Mạc Treo Ruột

Nhồi máu mạc treo ruột là tình trạng máu kém lưu thông trong các mạch máu cung cấp cho các cơ quan thuộc mạc treo ruột như dạ dày, gan, ruột già và ruột non

Nhồi máu mạc treo ruột có thể cấp tính hay mạn tính (ảnh minh họa)
Nhồi máu mạc treo ruột có thể cấp tính hay mạn tính (ảnh minh họa)

Cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh nhồi máu mạc treo ruột để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả!

Nhồi máu mạc treo ruột là bệnh gì?

Nhồi máu mạc treo ruột là tình trạng máu kém lưu thông trong các mạch máu cung cấp cho các cơ quan thuộc mạc treo ruột như dạ dày, gan, ruột già và ruột non. Với sự lưu thông không tốt này, cục máu đông có thể hình thành và gây hại cho chức năng của các cơ quan này.

Nhồi máu mạc treo ruột có thể cấp tính hay mạn tính, xảy ra đột ngột hoặc âm thầm. Bệnh nhồi máu mạc treo cần phải được điều trị kịp thời để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu mạc treo ruột

Nhồi máu mạc treo CẤP TÍNH thường gây ra bởi hình thành cục máu đông di chuyển đến một trong những động mạch mạc treo và làm tắc nghẽn dòng máu đột ngột. Các cục máu đông này thường xuất phát từ tim và hay gặp ở những bệnh nhân có nhịp tim bất thường hoặc mắc bệnh tim.

Nhồi máu mạc treo MẠN TÍNH thường do xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch) làm giảm lượng máu chảy qua các động mạch. Động mạch bị tắc nghẽn bởi mảng xơ vữa, các mảng xơ vữa này được hình thành bởi chất béo và các chất khác lưu hành trong máu của bạn. Khi nhiều mảng xơ vữa tích tụ dọc theo thành mạch máu, động mạch có thể bị thu hẹp và cứng lại. Cuối cùng, mảng xơ vữa tích tụ đủ để làm giảm lưu lượng máu hoặc thậm chí làm tắc nghẽn hoàn toàn các động mạch.

Triệu chứng thường gặp của bệnh nhồi máu mạc treo ruột

Theo các bác sĩ Y học cổ truyền, triệu chứng thường gặp của bệnh nhồi máu mạc treo ruột có thể kể đến như:

  • Đau bụng dữ dội đột ngột: Nhồi máu mạc treo ruột CẤP TÍNH có thể gây đau bụng đột ngột, dữ dội, đôi khi đi kèm buồn nôn hoặc nôn.
  • Đau bụng dữ dội sau khi ăn: Nhồi máu mạc treo ruột MẠN TÍNH thường gây đau bụng dữ dội sau khi ăn 15-60 phút. Cơn đau có thể kéo dài đến 2 giờ và có xu hướng tái diễn sau mỗi bữa ăn. Bạn cũng có thể bị buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc đầy hơi.
  • Sụt cân: Nhồi máu mạc treo ruột mạn tính đôi khi khiến bạn sụt cân bởi vì bạn thường ăn ít hơn bình thường để tránh đau bụng sau khi ăn.

Những phương pháp điều trị bệnh nhồi máu mạc treo ruột?

Mục tiêu điều trị của bệnh nhồi máu mạc treo ruột là làm thông động mạch để cung cấp đủ máu tới ruột của bạn, giúp ruột hoạt động bình thường. Điều này phải được thực hiện trước khi tổn thương vĩnh viễn xảy ra. Tùy tình trạng cụ thể của bạn mà bác sỹ sẽ xác định nên điều trị cấp cứu hay điều trị tự chọn (lên chương trình).

Trong trường hợp nhồi máu mạc treo ruột cấp tính

  • Trường hợp đau nghiêm trọng có thể được cho thuốc giảm đau.
  • Bác sĩ sẽ mổ cấp cứu vì tổn thương ruột nặng có thể xảy ra nhanh chóng.
  • Nếu cục máu đông được tìm thấy sớm, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp tiêu sợi huyết. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc làm tan cục máu đông vào mạch máu, và thường được tiêm cùng lúc với chụp mạch máu chẩn đoán.
  • Nếu có dấu hiệu tổn thương đường ruột hoặc có quá ít thời gian để thuốc làm tan huyết khối có tác dụng, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông và phục hồi lưu lượng máu đến các động mạch trong ruột.
  • Một số bệnh nhân cần phẫu thuật để loại bỏ các phần bị hư hại của ruột. Điều này thường được thực hiện với sự kết hợp giữa bác sĩ phẫu thuật mạch máu và các chuyên gia phẫu thuật khác.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược

Trong trường hợp nhồi máu mạc treo ruột mạn tính

Can thiệp nội mạch xâm lấn tối thiểu đã trở thành phương pháp tiếp cận đầu tiên trong hầu hết các trường hợp. Việc nong động mạch bằng bóng và stent đôi khi được thực hiện đồng thời với chụp mạch máu chẩn đoán để tránh phải làm thủ thuật thứ hai và để bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.

Một bóng nhỏ được chèn vào bên trong động mạch hẹp. Bác sĩ phẫu thuật mạch máu của bạn làm phồng và làm xẹp quả bóng để đẩy mảng bám vào thành mạch. Một khi động mạch mở rộng, bác sĩ phẫu thuật mạch máu của bạn sẽ chèn một ống stent – ống lưới kim loại nhỏ được thiết kế nhằm hỗ trợ thành động mạch giữ cho mạch máu mở ra.

Nếu bạn không thích hợp với phương pháp nong động mạch và đặt stent, bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch. Bác sĩ phẫu thuật mạch máu sẽ tạo đường vòng quanh phần hẹp hoặc phần bị tắc của động mạch bị ảnh hưởng. Để tạo đường vòng, một trong các tĩnh mạch của bạn hoặc một ống tổng hợp được sử dụng như một mảnh ghép, được khâu ở trên và dưới vùng bị chặn để khôi phục lại lượng máu lưu thông đến ruột.