Cùng Chuyên Gia Dược Sài Gòn Tìm Hiểu Bệnh Trầm Cảm Ở Tuổi Thiếu Niên

Bệnh trầm cảm không những ảnh hưởng tới suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ vị thành niên mà còn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Do đó khi phát hiện bệnh nên có những phương pháp điều trị kịp thời

Trầm cảm tuổi thiếu niên ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sau này

Trầm cảm tuổi thiếu niên ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sau này

Trầm cảm ở tuổi thiếu niên là bệnh gì?

Trầm cảm tuổi thiếu niên là một rối loạn tâm thần trầm trọng gây ra bởi cảm giác buồn chán kéo dài và mất hứng thú trong các hoạt động. Bệnh không những ảnh hưởng tới suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ vị thành niên mà còn có thể gây ra các vấn đề về cảm xúc và sức khỏe của trẻ. Mặc dù trầm cảm có thể xảy ra bất kì lúc nào trong đời nhưng các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau ở người lớn và trẻ vị thành niên.

Trầm cảm tuổi teen không phải là sự yếu đuối hay thứ gì đó có thể vượt qua được bằng sức mạnh ý chí – nó có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng và cần phải điều trị lâu dài. Các triệu chứng bệnh trầm cảm ở hầu hết trẻ vị thành niên dễ điều trị với thuốc và tư vấn tâm lý.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên là do đâu?

Nguyên nhân gây trầm cảm vẫn chưa được biết rõ, nhưng qua sự trải nghiệm của các Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thì có rất nhiều vấn đề có liên quan tới chứng bệnh này như:

  • Sinh học: các chất dẫn truyền thần kinh dẫn truyền các tín hiệu tới các phần khác của não và cả cơ thể. Khi những chất hóa học này bị hư hoặc biến đổi, chức năng của thụ thể thần kinh và hệ thần kinh cũng bị thay đổi, dẫn tới trầm cảm.
  • Nội tiết tố: các thay đổi trong việc cân bằng các nội tiết tố của cơ thể có thể gây trầm cảm
  • Các đặc điểm di truyền: trầm cảm thường gặp hơn ở những người có người thân mắc chứng trầm cảm
  • Các trải nghiệm đau thương từ thuở nhỏ: các sự kiện đau thương trong thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác hoặc tinh thần, hoặc mất cha mẹ có thể làm thay đổi trong não bộ, làm cho người đó dễ bị trầm cảm hơn.
  • Quen suy nghĩ tiêu cực: trầm cảm tuổi teen có thể có liên quan tới việc quen cảm giác bất lực hơn là cảm thấy có khả năng tự tìm được cách giải quyết cho những thử thách trong cuộc sống.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên

Những triệu chứng thường gặp của bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên

Triệu chứng thường gặp của bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên là gì?

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm tuổi teen bao gồm thay đổi từ các hành vi và thái độ trước đó của trẻ, từ đó có thể gây ra những căng thẳng và các rắc rối ở trường học hay ở nhà, trong các hoạt động xã hội,….

Các triệu chứng bệnh trầm cảm có thể thay đổi theo mức độ trầm trọng của bệnh và các thay đổi trong cảm xúc và hành vi của trẻ được các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn liệt kê trong danh sách dưới đây:

Các thay đổi về cảm xúc: hãy cẩn thận với các thay đổi cảm xúc dưới đây:

  • Cảm thấy buồn rầu, có thể rơi nước mắt dù không có nguyên nhân cụ thể
  • Cảm thấy tuyệt vọng hoặc có cảm giác trống rỗng
  • Cáu gắt hoặc khó chịu
  • Thất vọng hoặc giận dữ cho dù chỉ là vấn đề nhỏ nhặt
  • Không quan tâm hoặc mất hứng thú đối với các hoạt động thường ngày
  • Không quan tâm hoặc xung đột với gia đình và bạn bè
  • Tự ti
  • Có cảm giác tội lỗi hoặc cảm thấy bản thân vô dụng
  • Ám ảnh về các thất bại trong quá khứ hoặc phóng đại việc tự đổ lỗi hoặc tự phê bình
  • Cực kì nhạy cảm về việc bị từ chối hoặc thất bại và cần sự bảo đảm quá mức
  • Có vấn đề về việc suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ
  • Có cảm giác cuộc sống và tương lai ảm đạm và tăm tối
  • Luôn có ý nghĩ về cái chết và tự sát

Thay đổi hành vi: xem xét những thay đổi trong hành vi như:

  • Mệt mỏi và mất năng lượng
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Thay đổi khẩu vị – ăn ít lại và giảm cân hoặc ăn rất nhiều và tăng cân
  • Sử dụng rượu bia và chất kích thích
  • Kích động hoặc bồn chồn – ví dụ đi qua đi lại, xoắn hai tay vào nhau hoặc không có khả năng ngồi yên tại chỗ
  • Suy nghĩ, nói năng hoặc các cử động của cơ thể chậm chạp
  • Thường xuyên than phiền về những cơn đau nhức cơ thể không giải thích được hoặc các cơn đau đầu, làm trẻ thường phải xuống phòng y tế của trường.
  • Cô lập với xã hội
  • Học kém hoặc thường xuyên nghỉ học
  • Không quan tâm tới vẻ bề ngoài
  • Hay nổi nóng, có các hành vi gây rối hoặc nguy hiểm hoặc các hành vi khác tương tự
  • Tự làm tổn thương bản thân như lấy dao cắt vào tay, chân, châm lửa đốt hoặc đục thêm lỗ đeo khuyên hoặc xăm.
  • Lập kế hoạch tự tử hoặc cố gắng tự tử

Điều trị chứng trầm cảm với các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Điều trị chứng trầm cảm với các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Có những phương pháp nào điều trị bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên?

Dưới đây là những lựa chọn cho việc điều trị trầm cảm:

Dùng thuốc

Một số loại thuốc được cho phép để điều trị trầm cảm cho trẻ vị thành niên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị cho trẻ về các thuốc được dùng và các tác dụng phụ có thể xảy ra cũng như cân nhắc lợi ích và tác hại của từng nhóm thuốc.

Liệu pháp trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý, còn gọi là tư vấn tâm lý, là thuật ngữ thường dùng để chỉ việc điều trị trầm cảm bằng cách nói chuyện về trầm cảm và các vấn đề liên quan với chuyên gia tâm lý. Các loại trị liệu tâm lý khác nhau có thể phù hợp cho chứng trầm cảm như liệu pháp hành vi nhận thức hoặc liệu pháp cá nhân.

Trị liệu tâm lý có thể gồm 2 người, bác sĩ và bệnh nhân, hoặc với người thân trong gia đình hoặc trong một nhóm nhỏ. Thông qua các buổi trị liệu, con bạn có thể:

  • Tìm hiểu được nguyên nhân gây ra trầm cảm
  • Học cách xác định và thay đổi các hành vi hoặc suy nghĩ không lành mạnh
  • Khám phá các mối quan hệ và những trải nghiệm
  • Tìm ra cách để đối mặt và giải quyết vấn đề
  • Đặt ra các mục tiêu thực tế
  • Tìm lại cảm giác hạnh phúc và kiểm soát
  • Điều chỉnh tâm lý cho một khủng hoảng hoặc các khó khăn hiện có khác