Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ thông tin về bệnh Hashimoto

Hashimoto là một bệnh tự miễn liên quan đến tuyến giáp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm

Hashimoto là một bệnh tự miễn liên quan đến tuyến giáp
Hashimoto là một bệnh tự miễn liên quan đến tuyến giáp

Để hiểu rõ hơn về bệnh Hashimoto, bạn đọc hãy theo dõi bài viết này để được các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ những thông tin cũng như biện pháp điều trị căn bệnh này!

Bệnh Hashimoto là bệnh gì?

Bệnh Hashimoto, còn được gọi là bệnh viêm giáp Hashimotto, là một bệnh tự miễn. Thông thường hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể và giúp chống lại bệnh tật. Nhưng trong bệnh Hashimoto, vì một bất thường nào đó, cơ thể người bệnh sản xuất ra các loại kháng thể và tấn công tuyến giáp. Tuyến giáp bị hư tổn làm giảm khả năng sản xuất ra hormone giáp và dẫn đến tình trạng suy giáp. Suy giáp nghĩa là tuyến giáp không sản xuất đủ hormone giáp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh Hashimoto, nhưng bệnh thường xảy ra ở phụ nữ và những người có người thân trong gia đình bị bệnh tuyến giáp. Bệnh cũng dễ xảy ra ở người lớn tuổi. Những người đã mắc các bệnh tự miễn khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh Hashimoto. Tình trạng suy giáp do bệnh Hashimoto gây ra tiến triển chậm qua nhiều tháng đến nhiều năm. Triệu chứng của bệnh thay đổi và không giống nhau ở mỗi người.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Hashimoto

Bệnh Hashimoto là một rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể gây tổn hại đến tuyến giáp. Một số nhà khoa học cho rằng một loại virus hoặc vi khuẩn có thể kích hoạt các phản ứng, trong khi những người khác cho rằng đó là do lỗi di truyền.

Sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm di truyền, giới tính và tuổi tác, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Triệu chứng thường gặp của bệnh Hashimoto

Theo chuyên gia Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, triệu chứng của bệnh Hashimoto có thể gặp phải là:

  • Tuyến giáp to (hay bướu cổ)
  • Khó nuốt ở cổ họng
  • Không chịu được lạnh
  • Tăng cân nhẹ
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Bị táo bón
  • Da khô
  • Rụng tóc
  • Cường kinh và thưa kinh
  • Vô sinh
  • Khó tập trung hay suy nghĩ
  • Giảm ham muốn

Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh Hashimoto, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Thể trạng ở mỗi người là không giống nhau, vì vậy việc chẩn đoán bệnh cần dựa trên kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ.

Biến chứng thường gặp của bệnh Hashimoto

Nếu không được điều trị, tình trạng suy giáp do bệnh Hashimoto có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng:

  • Bướu cổ: làm cản trở sự nuốt và thở
  • Vấn đề tim mạch như tim to hay suy tim
  • Vấn đề sức khỏe tâm thần như bệnh trầm cảm, giảm ham muốn tình dục, chức năng thần kinh chậm chạp
  • Hôn mê vì phù niêm: một tình trạng nguy hiểm tính mạng gây ra bởi sự suy giáp kéo dài không được điều trị.
  • Hôn mê phù niêm cần được xử trí cấp cứu.

Ngoài các biến chứng trên, đối với các em bé sinh ra bởi sản phụ bị suy giáp không điều trị có nguy cơ cao bị tử vong hoặc sanh non. Chúng cũng có thể có chỉ số IQ (chỉ số thông minh) thấp vào giai đoạn sau này vì não bộ phát triển không đầy đủ trong thời kì bào thai.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

Những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh Hashimoto

Phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán thường bắt đầu bằng việc bác sĩ yêu cầu bạn mô tả các triệu chứng bất thường. Qua thăm khám vùng cổ có thể phát hiện tuyến giáp hơi to. Xét nghiệm máu có thể giúp xác định chính xác về bệnh.

  • Xét nghiệm TSH: Nồng độ TSH cao nghĩa là tuyến yên của bạn đang cố thúc đẩy tuyến giáp tạo ra nhiều hormone T4 vì lượng đang có trong cơ thể không đủ (suy giáp).
  • Xét nghiệm Free T4 và total T3: Nồng độ Free T4 và T3 thấp cũng gợi ý tình trạng suy giáp.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể kháng Thyroid peroxidase (anti-TPO) trong máu: Xét nghiệm này phát hiện sự hiện diện của kháng thể chống lại tuyến giáp. Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh Hashimoto có các kháng thể này, nhưng một số bệnh nhân lại không có. Kháng thể kháng TPO có thể xuất hiện ở những người bình thường không có suy giáp.

Phương pháp điều trị

Không phải tất cả mọi bệnh nhân mắc bệnh Hashimoto đều có tình trạng suy giáp. Nếu bạn không bị thiếu hormone tuyến giáp, bác sĩ có thể khuyến cáo việc theo dõi định kì hơn là điều trị bằng thuốc. Nếu bạn có tình trạng thiếu hormone, việc điều trị bao gồm phương pháp thay thế hormone giáp. Cách điều trị hiệu quả nhất là sử dụng thuốc hormone giáp tổng hợp (nhân tạo) T4.

Thuốc có cấu tạo giống T4 sản xuất bởi cơ thể. Một viên mỗi ngày có thể hồi phục lượng hormone giáp bình thường cũng như lượng TSH trong máu và giúp tuyến giáp của bạn hoạt động bình thường. Bạn có thể sẽ cần uống thuốc này mỗi ngày cho đến suốt đời, nhưng thỉnh thoảng liều dùng có thể được điều chỉnh.

Để duy trì lượng hormone giáp ổn định trong máu, bạn nên sử dụng thuốc từ một nhà sản xuất duy nhất vì không phải tất cả mọi loại thuốc đều giống nhau. Bạn không nên sử dụng thuốc bổ sung calcium hay các thuốc kháng acid khi đang uống thuốc trị bệnh giáp.

Trên đây là những thông tin về bệnh hashimoto mà các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc, hi vọng qua những thông tin trên đâ có thể giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.