Chia sẻ về bệnh vảy nến hồng từ B.s Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Bệnh vảy nến hồng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Dù không truyền nhiễm nhưng bệnh có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường.

bệnh vảy nến hồng
Bệnh vảy nến hồng

Bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để có thể được các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn giải thích rõ hơn về bệnh vảy nến hồng!

BỆNH VẢY PHẤN HỒNG LÀ GÌ?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh vảy phấn hồng có tên tiếng Anh là Pityriasis Rosea, là một bệnh nổi phát ban trên da thường bắt đầu bằng một chấm tròn hoặc một mảng hình bầu dục ở ngực, bụng hoặc ở lưng. Những dấu hiệu đó được gọi là mảng hay chấm báo hiệu (dấu hiệu đầu tiên), chúng có thể có kích thước tối đa lên đến 4 inches (10cm).

Bệnh có thể gây ảnh hưởng ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Hầu hết nó thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 đến 35 tuổi. Bệnh thường tự khỏi, không để lại dấu vết trong vòng 10 tuần. Bệnh có thể gây ngứa. Điều trị giúp làm giảm đi những triệu chứng.

Bệnh vảy phấn hồng tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Các biến chứng của bệnh vảy phấn hồng thường ít có khả năng xảy ra. Nếu có, các biến chứng có thể bao gồm:

  • Gây ngứa nhiều
  • Với người có da sẫm màu, sau khi hồng ban đã chữa khỏi có thể để lại các đốm nâu.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy phấn hồng không rõ ràng. Một vài bằng chứng chỉ ra rằng đốm hồng ban có thể được gây ra bởi một sự nhiễm virus, đặc biệt có thể là do một số chủng virus gây ra bệnh mụn rộp. Nhưng hó hầu như không liên quan đến những virus gây ra bệnh mụn nhiệt. Bệnh vảy phấn hồng không phải là một bệnh truyền nhiễm.

Triệu chứng thường gặp

Bệnh thường hay bắt đầu với một mảng lớn bị tróc vảy, gồ nhẹ trên bề mặt da gọi là mảng “báo hiệu” – xuất hiện ở trên lưng, ngực hoặc bụng. Trước khi xuất hiện mảng “báo hiệu” đó, một vài người thường có những triệu chứng như: đau nhức đầu, mệt mỏi, sốt hay đau họng.

Một vài ngày cho đến vài tuần sau khi mảng ”báo hiệu” xuất hiện, bạn có thể phát hiện những đốm tróc vảy nhỏ hơn lan khắp lưng, ngực hay bụng giống như kiểu cây thông. Những đốm hồng ban có thể gây ngứa, trong một số trường hợp đôi khi rất nghiêm trọng.

Khi sự phát ban đó tiển triển kéo dài dai dẳng và những biện pháp tự điều trị tỏ ra không hiệu quả, bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY PHẤN HỒNG

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Trong nhiều trường hợp, các Bác sĩ có thể xác định ngay được bệnh vảy phấn hồng một cách đơn giản bằng việc nhìn vào nốt phát ban. Bác sĩ có thể sẽ lấy một mẫu sinh thiết nhỏ ở nốt phát ban để làm xét nghiệm, vì trường hợp này đôi khi có thể bị nhầm lẫn với bệnh nấm da.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

Phương pháp điều trị bệnh

Hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi trong 4 đến 10 tuần. Trường hợp nốt phát ban không biến mất sau đó hay nếu ngứa đến mức gây khó chịu, hãy nói với bác sĩ của bạn về phương pháp điều trị để có thể giúp bạn giảm đi những triệu chứng đó. Thông thường, sau khi lành bệnh thường không để lại sẹo và không tái phát.

Sử dụng thuốc:

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, nếu các biện pháp khắc phục tạị nhà không làm giảm triệu chứng hay rút ngắn thời gian bệnh, bác sĩ của bạn sẽ phải kê đơn thuốc cho bạn. Các loại thuốc có thể được dùng để điều trị bệnh bao gồm:

  • Thuốc kháng virus như acyclovir, famciclovir hoặc kháng sinh như là erythromycin. Các thuốc này có thể rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1-2 tuần. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy ngứa nhiều, bác sĩ điều trị kê thêm các loại kem có chứa corticoid như Elomet, Flucinar, Diprosone… để giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng ngứa.
  • Các loại xà phòng có hắc ín hay acid salicylic có thể giúp làm bong vẩy.
  • Các thuốc kháng histamin như Cetirizine , Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Loratadine.
  • Thông thường bệnh nhân sẽ được khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt để làm giảm các cảm giác khó chịu.

Liệu pháp ánh sáng:

Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo có thể giúp làm nhạt các nốt phát ban. Liệu pháp này có thể gây ra những chấm đen kéo dài ở vài chỗ, nhưng sau đó nốt ban đó sẽ biến mất.

Thay đổi lối sống và các biện pháp tự khắc phục nhằm cải thiện bệnh:

  • Dùng thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamine).
  • Tắm bằng nước ấm
  • Tắm bằng bột yến mạch. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm tắm bằng yến mạch ở các nhà thuốc.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da hay kem có thành phần corticosteroid

Trên đây là thông tin về bệnh vảy phấn hồng từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.