Tìm hiểu về bệnh á sừng và cách trị bệnh từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Bệnh á sừng là căn bệnh ngoài da dai dẳng, thường xuyên tái phát khiến làn da khô rát, nứt nẻ, chảy máu làm bệnh nhân đau đớn và gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống.

Biểu hiện bệnh á sừng
Biểu hiện bệnh á sừng

Bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh á sừng cũng như cách trị bệnh hiệu quả!

BỆNH Á SỪNG LÀ GÌ?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh á sừng có tên khoa học là ermatitis plantaris sicca, là trạng thái lớp da trên cơ thể đang trong quá trình hóa sừng. Bệnh thường gặp ở những người không vệ sinh và chăm sóc da cẩn thận, những người thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, hóa chất hay chất tẩy rửa hoặc những người có cơ địa dị ứng do yếu tố gia đình.

Bệnh á sừng là triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa dị ứng, xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên da nhưng rõ rệt nhất là ở gót chân, các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Các lớp da chưa được sừng hóa hết sẽ bong tróc và tạo cảm giác đau đớn, khó chịu.

Bệnh á sừng có lây không là nỗi băn khoăn lo lắng của hầu hết bệnh nhân.Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh á sừng có những biểu hiện nghiêm trọng bên ngoài da, gây tình trạng nứt nẻ, bong tróc, sần sùi… Tuy nhiên, căn bệnh này không hề lây nhiễm từ người này sang người khác, không phát tán trong không khí hay qua đường tiếp xúc trực tiếp. Do đó người bệnh không cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nên bệnh á sừng. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố có thể là nguyên nhân hoặc khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Di truyền: Theo một thống kê mới đây nhất: Tỉ lệ người mắc bệnh á sừng do di truyền chiếm khoảng 45% và những người có cơ địa (gen di truyền) khác nhau thì khả năng mắc bệnh á sừng là khác nhau trong cùng môi trường sống.
  • Thời tiết: Khi không khí trở nên hanh khô hoặc lạnh sẽ khiến làn da bị mất nước, khô và quá trình sừng hóa của da từ đó cũng tăng lên dẫn đến nguy cơ mắc bệnh á sừng cao.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể ở tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh á sừng.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố có dẫn đến bệnh á sừng, vì phần lớn người mắc bệnh vẩy nến á sừng đều thiếu rất nhiều hàm lượng Vitamin A, C, D, E,… trong cơ thể.
  • Hóa chất: Đây là nguyên nhân quan trọng khiến bệnh á sừng trở nên nghiêm trọng hơn. Việc tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là chất tẩy rửa, nguồn nước bẩn hoặc sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo sẽ khiến làn da mất sức đề kháng, dẫn tới các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng.

Triệu chứng thường gặp

Bệnh á sừng có những triệu chứng đặc trưng rõ rệt bên ngoài da. Tuy nhiên, bệnh khi mới khởi phát vẫn có thể nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác. Vì thế, người bệnh cần theo dõi kỹ các triệu chứng để nhận biết đúng căn bệnh á sừng.

Bệnh á sừng có thể xảy ra ở mọi vùng ra trên cơ thể, tuy nhiên triệu chứng bệnh á sừng thường gặp nhất là ở vùng da đầu ngón tay, đầu ngón chân, gót chân. Da bị khô, nứt nẻ và bong tróc thành từng lớp, bong hết lớp này đến lớp khác, dẫn đến mất hết vân ở các đầu ngón tay ngón chân. Một số vùng da quá căng có thể bị chảy máu, rướm máu theo những vết nứt dưới da.

Phần gót chân, da hóa sừng rất dày, bình thường không có cảm giác nhưng mùa đông đến thường nứt nẻ nặng, khiến cho bàn thân đau nhức gây nhiều khó khăn trong việc đi lại. Triệu chứng bệnh á sừng thường nặng hơn vào mùa đông vì khi đó cơ thể thường thiếu hụt lượng nước cần thiết, khiến làn da khô hơn, dễ nứt nẻ, chảy máu khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn.

Bệnh á sừng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ trở thành mãn tính, tái phát liên tục. Đồng thời bệnh cũng gây tổn thương da nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Đặc biệt, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn sừng hóa hoặc niken hóa sẽ rất khó để điều trị dứt điểm.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH Á SỪNG

Cách chữa bệnh á sừng tại nhà bằng phương pháp dân gian

Theo Y sĩ Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, trong dân gian cũng truyền miệng lại nhiều bài thuốc chữa á sừng tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên phổ biến như:

  • Chữa á sừng bằng lá trầu không: Dùng một nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi vò nát, đun sôi với nước cùng vài hạt muối trắng. Dùng nước lá trầu không để ngâm rửa vùng da bị á sừng.
  • Chữa á sừng bằng lá sài đất và rau răm: Dùng một nắm lá sài đất và một nắm rau răm đem rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị á sừng trong 30 phút.
  • Chữa á sừng bằng lá lốt: Lấy một nắm lá lốt rửa sạch, đun sôi với nước trong 10 – 15 phút rồi dùng để xông hoặc ngâm rửa vùng da bị á sừng.

Điều trị bệnh á sừng bằng Tây y – Thận trọng khi sử dụng Thuốc

Tây y chủ yếu áp dụng nguyên tắc điều trị tại chỗ đối với bệnh á sừng. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này mà chủ yếu dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng và giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như: thuốc acid salycilic, thuốc chứa corticosteroid, fucicort…

Ngoài ra, những trường hợp bệnh nặng có thể được chỉ định thêm thuốc uống bao gồm kháng sinh và thuốc giảm đau để ngăn chặn tổn thương lan rộng và giảm đau rát cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bác sĩ có kê đơn kèm theo một số loại kem có công dụng dưỡng ẩm để làm mềm vùng da bị sừng hóa và chống khô da.

Chữa bệnh á sừng bằng Đông y – Giải pháp hiệu quả cao, an toàn tuyệt đối

Theo y học cổ truyền, á sừng xảy ra ở những người có cơ địa nóng, máu phong ngứa nhiều. Vì thế nguyên tắc chủ trị gồm “thanh nhiệt, giải độc, trừ phong”. Đông y điều trị bệnh á sừng theo cơ chế tác động kép, một mặt giải độc gan, bồi dưỡng can thận, giúp nâng cao thể trạng và sức đề kháng, nhờ đó đẩy lùi bệnh từ căn nguyên bên trong. Mặt khác, xử lý và làm lành vết thương ngoài da, dưỡng ẩm và tái tạo da, trả lại làn da mềm mại.