Các Dấu Hiệu Sớm Nhận Biết Trầm Cảm Sau Sinh Và Biện Pháp Khắc Phục

Chứng trầm cảm sau sinh là một trong những căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ sau sinh, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả đang tiếc

Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng và bệnh co thể gây ra hậu quả nguy hiểm đến tinh mạng mẹ và con
Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng và bệnh co thể gây ra hậu quả nguy hiểm đến tinh mạng mẹ và con

Bài viết này bạn đọc hãy cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về chứng trầm cảm sau sinh một cách cụ thể, đồng thời tìm hiểu những biện pháp điều trị hiệu quả nhất

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TRẦM CẢM SAU SINH

Trầm cảm sau sinh là một bệnh lí liên quan đến suy nghĩ tiêu cực và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng xuất hiện sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng và bệnh co thể gây ra hậu quả nguy hiểm đến tinh mạng mẹ và con.

Các đối tượng mắc trầm cảm sau sinh

Theo các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các đối tượng mắc trầm cảm sau sinh có thể kể đến như:

  • Người có tiền sử bị bệnh trầm cảm sau sinh
  • Phụ nữ sinh trong độ tuổi < 18.
  • Trải qua những sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước khi mang thai: bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp.
  • Không nhận được sự giúp đỡ, đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng
  • Các mối qua hệ trong gia đình mẫu thuẫn
  • Mang thai ngoài ý muốn
  • Trầm cảm dễ bị ở người con so, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở con rạ.

Các dấu hiệu nhận biết sớm trầm cảm sau sinh

Các dấu hiệu dễ nhận biết bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ sau sinh có thể kể đến như:

  • Khóc thường xuyên, rất dễ khóc không roc nguyên nhân
  • Luôn cảm thấy lo sợ, sợ hãi.
  • Buồn phiền, cáu kỉnh, bồn chồn, giận dữ mất kiểm soát.
  • Rơi vào trạng thái mất ngủ, không thể ngủ say, hoặc ngủ quá nhiều.
  • Khó khăn khi tập trung, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định.
  • Không quan tâm đến bản thân, thấy không còn các sở thích như ngày xưa.
  • Đau đớn về cả thể chất và tinh thần, nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi.
  • Ăn quá ít, không muốn ăn, có trường hợp lại ăn rất nhiều.
  • Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con.
  • Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng cho con.
  • Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con.

Ngoài ra khi thấy phụ nữ sau sinh có các biểu hiện như: Tâm trạng luôn cảm thấy buồn, không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, hay thấy mệt mỏi về mọi thứ xung quanh. Cần nghĩ ngay đến bệnh trầm cảm sau sinh

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

CÁC BIỆN PHÁP SỚM KHẮC PHỤC TRẦM CẢM SAU SINH

Các chuyên gia Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết chứng trầm cảm sau sinh nếu điều trị sớm hoàn toàn có thể có kết quả tốt. Các chuyên gia tâm lí có thể giúp mẹ sau sinh có hướng điều trị trầm cảm phù hợp Trong đó có thể áp dụng những phương pháp sau:

Tham vấn tâm lý

Người mẹ trầm cảm sau sinh sẽ được nói chuyện riêng với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học. Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức tức là giúp người bệnh nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình một cách dần dần; hoặc liệu pháp tương tác nghĩa là giúp mọi người xung quanh hiểu được và hỗ trợ người bệnh điều trị hiệu quả.

Phụ nữ trầm cảm nhẹ có thể được tư vấn điều trị. Những trường hợp nặng hơn có thể được điều trị tư vấn kết hợp với sử dụng thuốc.

Điều trị bằng thuốc

Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sinh thì nên tư vấn với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn. Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng.

Tuy nhiên việc dùng thuốc chống trầm cảm cần được xem xét và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng thuốc không hiệu quả, hoặc người bệnh cảm thấy khó chịu, nên đến bác sĩ thay đổi thuốc hoặc liều dùng. Nếu thuốc thích hợp với bạn thì đừng nên rút ngắn thời gian điều trị, bởi trầm cảm cần thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn. Nếu sau khi ngưng thuốc, các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng, nên đến bác sĩ tư vấn thêm.

Hỗ trợ từ người thân

Bạn bè và gia đình cần động viên, hỗ trợ và chắc chắn người mẹ đang được điều trị trầm cảm. Hãy hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và chia sẻ, đồng cảm với cảm xúc, sở thích của họ. Sự giúp đỡ từ gia đình đóng vai trò quan trọng, giúp người mẹ phục hồi nhanh chóng.

Vai trò của bản thân

Bên cạnh các phương pháp điều trị cũng như san sẻ cùng người thân, bản thân người mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục. Người mẹ đang trải qua trầm cảm nên tin tưởng và kiên nhẫn vào khả năng cải thiện chứng trầm cảm của bản thân.

Hãy lắng nghe cơ thể mình, đừng quá lo lắng khi đau, mệt, bởi đau nhức là trạng thái các sản phụ sau sinh có thể trải qua, Đồng thời lắng nghe cảm xúc của mình, thư giãn và làm những điều bản thân yêu thích.

Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng việc ăn uống điều độ, bổ sung trái cây và rau xanh hằng ngày.

Có thể nói, trầm cảm sau sinh có chữa được không phù thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Do đó hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ sau sinh để hạn chế nguy cơ trầm cảm và những hậu quả không đáng có.