Nhĩ Châm – Phương Pháp Điều Trị Cũ Nhưng Mới

Nhĩ châm là gì? Phương pháp điều trị nhĩ châm hiện nay như thế nào? Cùng chuyên gia Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn giải đáp câu hỏi trên.

Nhĩ châm – Phương pháp điều trị cũ nhưng mới

Nhĩ Châm là gì?

Theo nền y học  cổ

Nhĩ châm là một di sản quý báu trong châm cứu học cổ truyền của nhân loại. Nó có nguồn gốc rất xa xưa từ lối chữa bệnh dân gian của nhiều dân tộc thuộc vùng Địa Trung Hải vào thời đại văn minh cổ đại Ai Cập, đồng thời cũng được nêu lên trong kho tàng Y học cổ truyền Đông phương.

Theo nền y học phương Tây

Năm 1950, BS. P. Nogier (Toulon, Pháp) trong lúc khám và chữa bệnh theo cách xoa bóp và nắn cột sống đã quan tâm đến các vết sẹo đặc biệt trên loa tai của một số bệnh nhân (có nguồn gốc từ cách chữa dân gian nêu trên). Ông đã thử áp dụng và thấy có kết quả, sau đó ông cũng tìm cách thay đổi việc dí bỏng bằng các mũi châm và cũng đạt được kết quả tương tự.

Bằng sự lao động miệt mài của một nhà khoa học, với việc quan sát tỷ mỉ, với nhiều thí nghiệm trên nhiều loại đau, với ý định xây dựng một phản xạ liệu pháp theo kiểu kích thích xoang mũi như Bonnie (thất bại cũng nhiều), ông đã lần hồi xây dựng được bản đồ đầu tiên về các khu vực và các huyệt loa tai, phản ánh thân thể con người trên loa tai. Nhĩ châm hiện đại ra đời từ đây.

Phương pháp đều trị Nhĩ châm như thế nào?

Chi trên: chủ yếu ở thuyền tai.

Theo Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Từ trên xuống lần lượt là: ngón tay, bàn tay, cổ tay (ngang với lồi củ vành tai), cẳng tay, khuỷu tay, vai (ngang với rãnh trên bình tai), khớp vai, xương đòn (ngang với chỗ đối vành tai và đối bình tai giao nhau).

Chi dưới: chủ yếu ở trên 2 chân đối vành tai.

Chân trên đối vành tai có từ trên xuống: ngón chân, bàn chân, cẳng chân, đầu gối.      Chân dưới đối vành tai từ sau ra trước có mông và điểm dây thần kinh hông.

Bụng, ngực, sống lưng:

  • Bụng ngực nằm trên đoạn hợp nhất của 2 chân đối vành tai.
  • Bụng ở trên ngang với bờ dưới của chân dưới đốt vành tai.
  • Ngực ở dưới ngang với chân vành tai.
  • Sống lưng chạy suốt từ bờ dưới chân dưới đối vành tai vòng xuống hết đối vành tai.
  • L5 L1: bờ dưới của chân dưới đối vành tai.
  • D12 D1: bờ trong của đoạn chạy thẳng của đối vành tai.
  • C1 C7: bắt đầu từ chỗ tiếp giáp với đối vành tai lên đến đoạn nối với đốt sống lưng (D1).

Đầu: chủ yếu ở dái tai và quanh bình tai.

  • Trán: phía trước và dưới đối bình tai.
  • Chẩm: phía sau và trên đối bình tai.
  • Mắt: giữa dái tai.
  • Mũi: phần bờ bình tai thuộc xoắn tai dưới.
  • Miệng: bờ ngoài ống tai.
  • Nội tạng: xoắn tai trên chủ yếu là vùng nội tạng ở bụng; xoắn tai dưới chủ yếu là    vùng nội tạng ở ngực.
  • Xoắn tai trên: đại trường, tiểu trường, dạ dày lần lượt nằm sát phía trên chân vành tai (dạ dày bao vòng chỗ tận cùng của chân vành tai); giữa đại trường, sau thận là tụy (loa tai trái) hoặc túi mật (loa tai phải); gan ở sau dạ dày và dưới gan là lá lách.
  • Xoắn tai dưới: tâm vị, thực quản nằm sát bờ dưới chân vành tai, phía trước dạ dày; tim phổi nằm giữa lòng xoắn tai dưới.
  • Vùng dưới vỏ: thành trong của đối bình tai.
  • Thần kinh giao cảm: đoạn che kín của chân dưới đối vành tai đi đến vành tai.
  • Sinh dục ngoài, ống đái, trực tràng: trên vành tai tương đương với chân dưới đối vành tai xếp từ trên xuống.
  • Tử cung (tinh cung): trong hố tam giác, vùng giữa bờ phía vành tai của hố tam giác.
  • Vị trí các vùng trên loa tai, đại biểu cho các vùng trong cơ thể, hệ thống lại theo cách này là hợp lý và đã được thực tiễn kiểm định nên độ tin cậy khá hơn.

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

Thứ nhất: châm loa tai được dùng nhiều nhất để điều trị các chứng đau (chống đau và ngăn ngừa tái phát). Gần đây đã phát triển thêm, ứng dụng thành công vào châm tê để mổ.

Thứ đến, châm loa tai cũng còn được dùng trong một số trường hợp rối loạn chức năng của cơ thể.

Chống chỉ định

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chống chỉ định những cơn đau bụng cấp chưa xác định được chẩn đoán.