Trong điều trị bệnh, bên cạnh việc lựa chọn thuốc đúng và mang lại hiệu quả thì việc sử dụng thuốc đúng cách cũng rất quan trọng. Đặc biệt trong trường hợp ngộ độc ta cần xử trí khi ngộ độc thuốc như thế nào?
Contents
HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ KHI NGỘ ĐỘC THUỐC NHƯ THẾ NÀO?
Theo các Giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Tất cả những người nghi ngờ bị nhiễm độc (ngộ độc) dù có hay không có triệu chứng lúc khám, đều phải vào bệnh viện để theo dõi và xử trí vì nhiều thuốc có thể gây nhiễm độc chậm như acid acetylsalicylic, sắt, lithi, paracetamol, paraquat, thuốc chống trầm cảm ba vòng, warfarin và kể cả các chế phẩm giải phóng chậm. Nhiều khi ta không xác định được chất độc là gì và liều lượng đưa vào cơ thể bao nhiêu.
Việc biết được chất độc là chất gì giúp ích nhiều cho xử trí, thí dụ như thuốc phiện, paracetamol, sắt có thuốc giải độc đặc hiệu; trái lại, phần lớn trường hợp phải điều trị triệu chứng, hỗ trợ và theo dõi giám sát do không biết rõ chất gây độc.
NHỮNG LƯU Ý TRONG XỬ TRÍ KHI NGỘ ĐỘC THUỐC
Đối với bệnh nhân bị ngộ độc thuốc cần lưu ý như sau:
- Cần chú ý duy trì hô hấp và huyết áp. Có thể cần phải hỗ trợ hô hấp. Rối loạn dẫn truyền tim và loạn nhịp thường đáp ứng khi giải quyết được oxygen – máu hoặc tình trạng nhiễm toan.
- Hạ thân nhiệt có thể xảy ra ở người đã bị hôn mê trong vài giờ, cần quấn chăn ấm để giữ thân nhiệt.
- Nếu co giật kéo dài hoặc tái phát, phải tiêm tĩnh mạch diazepam.
- Trong một số trường hợp, cần phải rửa dạ dày để lấy chất độc ra khỏi cơ thể và đồng thời để lấy chất độc gởi đi xét nghiệm. Than hoạt có thể gắn được với nhiều chất độc trong dạ dày và như vậy ngăn chặn sự hấp thu.
Các kỹ thuật khác để tăng cường đào thải chất độc sau khi đã hấp thu như thẩm tách màng bụng, máu và chạy thận nhân tạo chỉ có thể thực hiện ở bệnh viện và chỉ phù hợp cho một số nhỏ người bệnh cũng như một số giới hạn chất gây độc.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KỸ THUẬT XỬ TRÍ KHI NGỘ ĐỘC THUỐC
Theo các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết những kỹ thuật xử trí ngộ độc như sau:
-
Rửa dạ dày
Cần cân nhắc nguy hiểm của rửa dạ dày so với độc tính của chất độc đã vào cơ thể (số lượng, độc tính, và thời gian ăn hoặc uống chất đó). Rửa dạ dày rõ ràng không cần thiết nếu nguy cơ độc tính thấp hoặc người bệnh đến quá muộn. Loại bỏ chất độc ra khỏi dạ dày có thể có giá trị khi được thực hiện trong vòng 1 – 2 giờ sau khi chất độc vào cơ thể. Nguy cơ chủ yếu của rửa dạ dày là người bệnh hít phải chất rửa dạ dày. Vì vậy không được rửa dạ dày cho người hôn mê hoặc rối loạn ý thức mà không có sự giúp đỡ của nhân viên y tế để bảo vệ đường thở. Không tiến hành rửa dạ dày đối với chất độc ăn mòn hoặc xăng dầu vì có thể nguy hiểm nếu hít phải.
-
Gây nôn bằng siro ipeca
Gây nôn bằng siro ipeca đã được dùng rộng rãi ở người lớn và trẻ em nhưng vẫn còn tranh cãi. Chỉ nên thực hiện ở người bệnh tỉnh táo, khi chất độc ăn hoặc uống vào không ăn mòn hoặc không phải là xăng dầu, hoặc khi chất độc không được than hoạt hấp phụ, hoặc khi các cách khác không thích hợp hoặc không thực hiện được.
-
Ngăn chặn hấp thu bằng cách uống than hoạt
Uống than hoạt có thể hấp phụ được nhiều chất độc trong dạ dày, do đó làm giảm hấp thu. Cho uống càng sớm càng có tác dụng, nhưng có thể tác dụng trong vòng 1 giờ sau khi uống hoặc ăn chất độc. Với một số thuốc có qua tuần hoàn ruột – gan hoặc ruột – ruột, thí dụ phenobarbital, theophylin, sau khi đã uống vào nhiều giờ và sau khi đã được hấp thu thì uống than hoạt lặp lại nhiều lần có thể làm tăng sự đào thải những thuốc này ra phân. Than hoạt có thể có tác dụng nhiều giờ sau khi bị nhiễm độc bởi các chế phẩm giải phóng chậm hoặc các thuốc có tính chất kháng muscarin. Than hoạt an toàn và đặc biệt hữu ích để ngăn chặn hấp thu các thuốc gây độc với một lượng nhỏ, thí dụ các thuốc chống trầm cảm.