Quản lý chứng “ tiểu đêm” không dùng bằng thuốc như thế nào?

Tiểu đêm là một trong những căn bệnh rất phiền toái ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Vậy để quản lý chứng tiểu đêm không dùng bằng thuốc như nào?

Tiểu đêm nhiều lần ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ
Tiểu đêm nhiều lần ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ

Tiểu đêm thường liên quan đến bệnh lý nào?

Tiểu đêm là hiện tượng phổ biến xảy ra ở 60% bệnh nhân trên 70 tuổi và 15-20% những người từ 20 – 40 tuổi. Việc gián đoạn giấc ngủ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và suy giảm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bài viết sau đây mang đến những thông tin cần biết về tiểu đêm:

Tiểu đêm có liên quan đến bệnh đái tháo đường, bệnh động mạch vành, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, béo phì, hội chứng chuyển hóa, trầm cảm, cũng như những mệt mỏi, kém tập trung hay tâm trạng giảm sút vào ban ngày. Nó có thể có tác động tiêu cực đến hiệu suất công việc và tăng tỉ lệ tai nạn giao thông. Các bệnh nhân lớn tuổi mắc chứng tiểu đêm sẽ có nguy cơ té ngã và gãy xương cao hơn. Đôi khi tiểu đêm là một dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn (như suy thận, đái tháo đường, suy tim sung huyết,…)

Nguyên nhân nào dẫn đến chứng tiểu đêm bất lợi?

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết những nguyên nhân gây nên chứng tiểu đêm như sau:

  • Đa niệu về đêm (nước tiểu được sản xuất quá nhiều vào ban đêm)
  • Giảm thể tích bàng quang.
  • Chứng đa niệu toàn bộ (nước tiểu được sản xuất quá nhiều cả ngày lẫn đêm; ví dụ trong bệnh đái tháo đường)
  • Rối loạn hoặc gián đoạn giấc ngủ.
  • Rối loạn đồng hồ sinh học.
  • Phối hợp các rối loạn nêu trên.

Trong đó, chứng đa niệu ban đêm là nguyên nhân của 88% các trường hợp tiểu đêm. Thường có nhiều yếu tố góp phần gây chứng tiểu đêm ở bệnh nhân.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo Dược sĩ Nhà thuốc uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo Dược sĩ Nhà thuốc uy tín

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn mách bạn phương pháp trị tiểu đêm không dùng thuốc

Các biện pháp không dùng thuốc nên được áp dụng trong ít nhất 3 tháng trước khi bắt đầu dùng thuốc và nên được duy trì sau đó như là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện. Các biện pháp được khuyến cáo cho những bệnh nhân mắc chứng tiểu đêm như sau:

  • Hạn chế uống nước, chất lỏng ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Nếu có thể, giới hạn lượng chất lỏng tiêu thụ ít hơn 2 lít/ ngày.
  • Đi tiểu trước khi ngủ.
  • Hạn chế caffein và rượu. Một vài bệnh nhân cần tránh hoàn toàn.
  • Giảm lượng muối tiêu thụ.

Xem xét các thuốc bệnh nhân đang dùng có thể góp phần vào chứng tiểu đêm hay không:

Đánh giá nhu cầu sử dụng thuốc lợi tiểu của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có dùng lợi tiểu quai, nên dùng thuốc vào buổi sáng và giữa buổi chiều (đối với liều 2 lần/ ngày), tránh vào buổi tối. Điều này giúp giải phóng lượng dịch tích tụ trước khi bệnh nhân đi ngủ. Tránh dùng lợi tiểu quá muộn vì có thể gây chứng tiểu đêm.

Cân nhắc các lựa chọn thay thế và điều chỉnh liều một số thuốc. Thuốc làm tăng lượng glucose trong nước tiểu (như các “flozin”) có thể gây đa niệu, tiểu đêm, tăng số lần đi tiểu và khát. Các thuốc gây phù ngoại biên (như thuốc chẹn ken calci nhóm DHP, glitazone,…) cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng tiểu đêm.

Điều trị không dùng thuốc trong một số trường hợp có thể giúp giảm chứng tiểu đêm.

  • Dùng vớ ép y khoa hoặc nâng cao chân vào buổi tối có thể giúp thải bớt lượng dịch ở bệnh nhân có phù ngoại biên.
  • Luyện tập cơ sàn chậu có thể giúp giảm triệu chứng tiểu đêm ở những bệnh nhân có hội chứng bàng quang tăng hoạt động.

Bệnh nhân mắc chứng tiểu đêm nên chuẩn bị lối đi thuận tiện đến nhà vệ sinh hoặc ghế vệ sinh, đồng thời tăng cường tập thể dục và giảm cân (nếu béo phì).

Qua bài viết trên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên Mọi người cần chú ý không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, tránh những loại đồ uống có cồn như rượu, bia,… để giúp giảm bớt triệu chứng hoặc trước khi đi ngủ bạn nên đi tiểu. Chứng tiểu đêm nhiều lần có thể đang nhắc nhở đến những bất thường bên trong cơ thể, hãy đến gặp bác sĩ để có thể được chẩn đoán một cách chính xác nhất về chứng bệnh này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *