Bệnh Đái tháo đường ngày càng tăng nhanh đến mức báo động trên toàn thế giới. Để điều trị bệnh, cần thay đổi lối sống cũng như chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý?
Contents
Bệnh lý Đái tháo đường đang ở mức báo động?
Đái tháo đường là bệnh lý tiến triển kéo dài, do đó điều quan trọng là bệnh nhân có thể nhận biết được các yếu tố nguy cơ và có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Thừa cân và béo phì là những yếu tố nguy cơ hàng đầu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, dẫn đến tình trạng kháng insulin và nguy cơ tăng huyết áp.
Theo Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược cho biết: Một nghiên cứu trên 3000 người có nguy cơ cao đái tháo đường chứng minh rằng một chế độ ăn phù hợp hợp tập luyện vừa khoảng 30 phút trong ít nhất 5 ngày/tuần hoặc ít nhất 150 phút/tuần sẽ giảm 5-7% cân nặng, có thể trì hoãn và dự phòng đái tháo đường type 2.
Năm 2013, ADA khuyến cáo chế độ ăn của người lớn mắc đái tháo đường cần được cá thể hóa với một lượng thích hợp carbohydrat, protein và chất béo để đáp ứng nhu cầu năng lượng cơ thể, sở thích và các thuốc sử dụng khác nhau. Chất xơ và natri có thể được bổ sung như nhau giữa các bệnh nhân.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là cần thiết đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2, và là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị.
Thay đổi chế độ ăn hợp lí có thể làm giảm từ 0,5-2% HbA1c và cho hiệu quả tốt nhất trên bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo đường. Tuy nhiên, hiện chỉ có rất ít bệnh nhân được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống.
Mục đích của biện pháp này bao gồm:
- Đạt được mục tiêu đường huyết, huyết áp và lipid máu.
- Giảm cân và duy trì mục tiên cân nặng.
- Trì hoãn và phòng tránh các biến chứng của đái tháo đường.
- Duy trì thái độ tích cực trong việc ăn uống bằng cách cung cấp thông tin về sự lựa chọn thực phẩm.
Cung cấp cho bệnh nhân về cách lập kế hoạch bữa ăn hằng ngày thay vì tập trung vào từng loại chất dinh dưỡng.
Những thông tin về các chất dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đái tháo đường
-
Carbohydrat
Carbohydrat là nguyên nhân trực tiếp gây tăng đường huyết sau ăn và là thành phần đa lượng quan trọng nhất cần kiểm soát ở bệnh nhân đái tháo đường. Do vậy, bệnh nhân nên chọn những thực phẩm có lượng chất xơ cao, ít carbohydrat như rau xanh, hoa quả, các loại đậu, bánh mỳ ngũ cốc. Lưu ý rằng các thức ăn chứa tinh bột cũng có tác động trên đường huyết tương đương với thức ăn ngọt chứa đường có cùng lượng calo. Các đồ uống chứa đường cũng nên hạn chế để giảm cân và giảm nguy cơ tim mạch.
-
Protein
Ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2, protein làm tăng tính nhạy cảm của insulin mà không làm tặng glucose máu. Do vậy, cung cấp protein và carbohydrat có khả năng tăng tính nhạy cảm của insulin và hạ đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, do ảnh hướng đến đáp ứng của insulin, protein không nên được bổ dung cùng với carbohydrat khi có cơn hạ đường huyết. Theo Hướng dẫn dinh dưỡng của Hoa Kỳ (DGA), lượng protein cung cấp cần được cá thể hóa và tốt nhất nên chọn thịt nạc.
-
Chất béo
Nên lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều acid béo không bão hòa như dầu oliu, quả óc chó. Việc thay thế 5% năng lượng của acid béo bão hòa bằng các acid béo không bão hòa giúp cải thiện đáp ứng insulin ở những người bệnh đề kháng insulin. Khuyến cáo nên sử dụng omega3 do có lợi trên lipoprotein, mặc dù các nghiên cứu chưa cho kết quả rõ ràng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường mà các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã chia sẻ đến mọi người. Tuy nhiên, những thông tin trên nhằm gửi tới bạn đọc để tham khảo nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi làm.