Bác sĩ giảng viên Trường Dược Sài Gòn và những chia sẻ về bệnh dại

Bệnh dại là bệnh cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương do nhiễm virus dại từ động vật lây sang người. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong ở con người

Bệnh dại do nhiễm virus dại từ động vật lây sang người
Bệnh dại do nhiễm virus dại từ động vật lây sang người

Chúng ta hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh dại qua bài viết dưới đây!

NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH DẠI

Nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh dại là virus dại (Rhabdovirus) thuộc họ Rhabdoviridae. Sức đề kháng của virus dại yếu. Trong điều kiện lạnh virus sống được vài tuần đến vài năm. Có 2 chủng virus dại:

  • Virus dại đường phố tồn tại trên động vật bị bệnh.
  • Virus dại cố định, đã được Louis Pasteur sử dụng để chế ra vaccin dại.

Triệu chứng thường gặp

Theo những chia sẻ từ giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, triệu chứng của bệnh dại chia theo từng giai đoạn là khác nhau:

  • Giai đoạn tiền triệu: Kéo dài 1-4 ngày, bệnh nhân có cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, tê và đau tại vết thương nơi virus xâm nhập.
  • Giai đoạn viêm não: Triệu chứng thường là mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như sợ ánh sáng, tiếng động, sợ nước. Ngoài ra, còn có biểu hiện rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, …

Bệnh thường kéo dài 2- 6 ngày hoặc có thể lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp.

Đường lây truyền

Nguồn lây truyền bệnh dại là động vật có vú hoang dã hoặc sống gần người, nhiều nhất là chó và mèo. Bệnh lây nhiễm qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm hoặc vết xước trên da bị rách vào cơ thể, theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương rồi tiếp tục theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt. Virus hủy hoại dần các tế bào thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh.

Bệnh có thể lây truyền từ người mắc bệnh dại sang người lành. Các nguyên nhân lây nhiễm có thể do tiếp xúc với nước bọt của người mắc bệnh dại thông qua vết cắn, hôn, da bị tổn thương, niêm mạc, sử dụng chung đồ ăn, vật dụng ăn uống có dính nước dãi của người mắc bệnh dại. Tuy nhiên lây nhiễm bệnh dại từ người sang người là không phổ biến.

Đối tượng nguy cơ

  • Người tiếp xúc trực tiếp với động vật như nhân viên thú y, kiểm lâm, nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm có virus dại.
  • Những người có sở thích du lịch thám hiểm ở những vùng có bệnh lưu hành cao như Đông Nam Á, Mexico, Trung và Nam Mỹ, Châu Phi.

BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠI

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh dại thường dựa vào các triệu chứng điển hình trên lâm sàng, đặc biệt là các chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng và các yếu tố dịch tễ học có liên quan.

Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (IFA) từ mô não hoặc phân lập virus trên chuột hay trên hệ thống nuôi cấy tế bào.

Hiện nay với kỹ thuật hiện đại có thể phát hiện được ARN của virus dại bằng phản ứng PCR hoặc phản ứng RT-PCR.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng chuyên nghiệp

Điều trị bệnh

Khi bị chó, mèo cắn cần phải lưu ý thực hiện ngay các biện pháp sau:

  • Cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc xà phòng đặc 20%.
  • Bôi chất sát khuẩn như cồn iod đậm đặc để làm giảm số lượng virus tại vết cắn.
  • Không khâu vết thương, chỉ nên khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày.
  • Gây tê tại vết thương để ngăn cản sự phát triển của virus.
  • Tiêm vaccin phòng uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần.
  • Sử dụng miễn dịch đặc hiệu để điều trị dự phòng tuỳ theo tình trạng con vật, tình trạng vết cắn và tình hình bệnh dại ở súc vật trong vùng.
  • Dùng vaccin dại tế bào: Vaccin phòng ngừa có tác dụng bảo vệ sau 2-8 tuần. Đây là loại vaccin tốt nhất, an toàn và có hiệu lực bảo vệ cao. Nước ta bắt đầu từ năm 1992 đã đưa vaccin dại tế bào Verorab vào sử dụng phòng ngừa bệnh dại.
  • Dùng huyết thanh kháng dại: Virus dại nhân lên trong cơ ở gần nơi bị nhiễm virus đến khi có đủ nồng độ nhiễm vào hệ thần kinh trung ương. Huyết thanh kháng dại có tác dụng giúp trung hòa virus, làm giảm nồng độ virus.

Hiệu quả điều trị dự phòng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại vaccin, kỹ thuật tiêm, bảo quản sinh phẩm, đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân. Việc giám sát, kiểm soát để thực hiện các nội dung chuyên môn là hết sức cần thiết.

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH DẠI

Để phòng ngừa bệnh dại, theo các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

  • Có biện pháp tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh dại và cách phòng chống bệnh nhất là các biện pháp phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc.
  • Thực hiện giám sát nơi có ổ dịch chó dại, nơi thường xảy ra bệnh dại ở súc vật, nơi mua bán súc vật đặc biệt là chó, mèo.
  • Cần tiến hành đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo.
  • Những người có nguy cơ bị nhiễm virus dại cần được gây miễn dịch bằng vaccin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của Sở y tế.

Đặc biệt theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bạn cần tiến hành khám cho bệnh nhân bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc để có chỉ định điều trị dự phòng bằng vaccin dại hoặc vaccin kết hợp huyết thanh kháng dại phải thực hiện càng sớm càng tốt.