Dị ứng đồ ăn là một căn bệnh gây ảnh lớn đến cơ thể, hệ hô hấp và thậm chí gây tử vong. Vậy nhưng dấu hiệu nhận biết của bệnh như thế nào, điều trị bệnh như thế nào?
Cùng các bác sĩ – giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả!
Contents
Nguyên nhân gây dị ứng đồ ăn là gì?
Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng, nguyên nhân gây dị ứng đồ ăn có thể do:
- Thường có xu hướng xảy ra ở nhóm người có cơ địa dị ứng, người mắc phải các bệnh như viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, chàm, hen suyễn.
- Những nhóm người có sức đề kháng kém, nhất là trẻ em sẽ có nguy cơ rất cao gặp hiện tượng dị ứng đồ ăn. Cụ thể là nhóm đối tượng này rất dễ mắc phải dị ứng hải sản, dị ứng sữa bò, dị ứng đậu phộng.
- Nếu cha mẹ từng bị dị ứng đồ ăn thì con cái khi sinh ra cũng có nguy cơ mắc phải dị ứng đồ ăn. Mặt khác, loại thực phẩm mà con trẻ dị ứng có thể không giống với đồ ăn mà cha mẹ chúng dị ứng.
- Do cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài như nguồn nước bẩn, không khí bị ô nhiễm, khu vực có dịch bệnh cũng có thể gây dị ứng thức ăn cho chúng ta.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn tùy tiện mọi giờ giấc, ăn vặt linh tinh đều có thể gây nguy cơ dị ứng thực phẩm.
Triệu chứng thường gặp của bệnh dị ứng đồ ăn
Triệu chứng thường gặp của bệnh dị ứng đồ ăn có thể kể đến như:
- Da nổi mẫn đỏ, phát bạn, ngứa ngáy nhất là vùng mắt và mũi, nổi mề đay. Nếu chúng ta càng gãi vào sẽ càng kích thích gây ngứa nghiêm trọng hơn. Các đảm mẫn đỏ này có thể tự mất đi sau vài ngày hoặc có thể kéo dài và là nguyên nhân gây hiện tượng viêm da dị ứng.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè, ho, nặng ngực, khàn giọng.
- Khi đưa đồ ăn vào miệng có thể gây đau do vùng môi, miệng bị sưng. Ngoài ra, còn sưng ở vùng cổ họng, lưỡi, mí mắt, thậm chí là toàn bộ khuôn mặt.
- Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau như chuột rút, phù nề, tiêu chảy.
- Đặc biệt, nếu người bệnh hen suyễn, dị ứng đậu phộng, hải sản thì sẽ có nguy cơ sốc phản vệ rất cao.
Người bị dị ứng đồ ăn cần lưu ý những nhóm thực phẩm nào?
Nếu bị dị ứng đồ ăn, bạn cần lưu ý nhưng loại thực phẩm sau:
- Các loại hạt có thể gây dị ứng cao như đậu phộng, hạt thông, bồ đào, dừa, kiwi, cây óc chó, vừng, thuốc phiện… Trong đó, chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến hiện tượng dị ứng đậu phộng xảy ra rất thường gặp với đối tượng là trẻ em.
- Thành phần protein trong lòng trắng trứng, thịt bò, đậu nành, lúa mì, các loại hải sản, một số ít rau, gia vị, hóa chất phụ gia có thể gây dị ứng thức ăn cho nhiều người.
- Các loại sữa như sữa bò, sữa dê, sữa cừu, pho mát.
Tùy vào cơ địa, tuổi tác, giới tính, tình trạng tiếp xúc với loại thực phẩm gây dị ứng đồ ăn là nhiều hay ít sẽ có các biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Các tình trạng dị ứng này có thể tự biến mức vào thời kỳ nào đó trong sự phát triển của cơ thể hoặc cũng có thể kéo dài đến suốt đời.
Đa phần mọi người bị dị ứng với các loại đồ ăn nhiều đạm, nhìn chung nếu là người lớn thì sẽ rất dễ bị dị ứng với cá biển, nhất là cá nóc, hải sản như dị ứng cua, sò, ốc, trứng, quả óc chó, đậu phộng. Còn trẻ em, thì sữa chính là loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất.
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị dị ứng đồ ăn?
Nếu được sự cho phép của bác sĩ khi bị các trường hợp dị ứng, chúng ta có thể dùng thuốc histamin, thuốc corticoid, thuốc epiephrin, thuốc chống co thắt phế quản…
Ngoài việc dùng thuốc, chúng ta còn có thể áp dụng trị dị ứng bằng các cách tự nhiên sau đây:
- Nước giấm táo rượu: Chúng ta sẽ dùng cả phần dung dịch kết hợp phần bã bằng cách cho 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh, nước ấm. Hòa tan hỗn hợp và dùng ngay, mỗi ngày 2 lần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giảm các biểu hiện dị ứng cho cơ thể, nhất là chống lại chất gây ngứa histamin. Ngoài ra, phương pháp này còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả trở lại và lấy lại sức đề kháng mạnh mẽ cho cơ thể.
- Nhai tỏi sống: Người bị dị ứng nên nhai khoảng 3 tép tỏi sống trực tiếp, hoặc dùng với cơm sẽ có hiệu quả tốt trong việc điều trị dị ứng đồ ăn. Trong tỏi chứa nhiều chất quercetin, chất tiêu khuẩn, kháng viêm, chất chống oxy hóa giúp cơ thể mau chóng giảm bớt mọi triệu chứng dị ứng thức ăn.+ Uống nước từ dầu của cây thầu dầu: Pha chế bằng cách dùng 1/2 thìa dầu thầu dầu cho vào nước ấm và dùng ngay sẽ có hiệu quả làm sạch mọi tác nhân gây hại trong dạ dày, giúp cơ thể thực hiện việc hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
- Dùng nhiều rau xanh, củ, quả tươi mát để giúp bổ sung nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể.
Trên đây là tất cả nhưng thông tin về triệu chứng dị ứng đồ ăn mà các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chua sẻ đến các bạn!