Cùng Y Sĩ Đa Khoa Sài Gòn Tìm Hiểu Bệnh Lupus Ban Đỏ Hệ Thống

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của con người tấn công chính những cơ quan và các tế bào của cơ thể

Lupus ban đỏ hệ thống gây tổn thương đến nhiều cơ quan cơ thể (ảnh sưu tầm)
Lupus ban đỏ hệ thống gây tổn thương đến nhiều cơ quan cơ thể (ảnh sưu tầm)

Cùng các bác sĩ – giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả!

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ BỆNH LUPUS BAN ĐỎ

Bệnh Lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ hệ thống là một dạng bệnh lý mô liên kết và gây tổn thương đến nhiều cơ quan do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn. Lupus đặc trưng bởi sự có mặt của kháng thể kháng nhân và nhiều tự kháng thể khác. Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh…

Nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ?

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lupus ban đỏ hiện vẫn chưa được biết chính xác, tuy nhiên, có một số yếu tố liên quan đến căn bệnh này như:

  • Di truyền
  • Môi trường
  • Giới tính và hormone

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus bao gồm:

  • Giới tính: bênh Lupus thường phổ biến ở phụ nữ hơn.
  • Tuổi tác: Mặc dù lupus ảnh hưởng đến người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường được chẩn đoán ở độ tuổi từ 15 đến 40.
  • Chủng tộc: Lupus phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Phi, người gốc Tây Ban Nha và người châu Á.

Triệu chứng thường gặp của bệnh Lupus ban đỏ?

Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh có các triệu chứng giống và dễ bị nhầm với các bệnh khác (được gọi là “nhóm bệnh bắt chước”). Những triệu chứng ban đầu và kéo dài phổ biến bao gồm sốt, khó ở, đau khớp, mỏi cơ, rất mệt mỏi và mất khả năng nhận thức tạm thời. Khi bạn có các dấu hiệu dưới đây thì hãy chú ý bởi bạn có thể đã bị mắc bệnh Lupus ban đỏ:

  • Đau hoặc sưng khớp: những khớp nhỏ ở tay và cổ tay thường sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, mặc dù tất cả các khớp đều có nguy cơ.
  • Đau cơ: đây cũng là một biểu hiện khá điển hình của bệnh Lupus.
  • Sốt không rõ nguyên nhân: bệnh nhân có những cơn sốt mà không tìm ra được nguyên nhân
  • Xuất hiện ban đỏ: các ban đỏ này thường xuất hiện trên mặt, một số trường hợp xuất hiện trên mặt.
  • Đau ngực khi hít thở sâu: khi hít vào bệnh nhân có cảm giác đau.
  • Rụng tóc, loét miệng cũng là những triệu chứng có thể xảy ra.
  • Ngón tay hoặc ngón chân bị tái nhợt hoặc tím bầm.
  • Bệnh nhân trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
  • Sưng ở chân hoặc quanh mắt
  • Cảm thấy rất mệt mỏi.

Tác hại và biến chứng của bệnh Lupus ban đỏ

Theo các Y sĩ đa khoa, bệnh Lupus gây ra những hậu quả khôn lường cho người mắc phải nó, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người bệnh:

  • Các khớp bị sưng gây ra cho người bệnh cảm giác đau đớn, khó cử động cùng với đau cơ khiến cho việc vận động bị hạn chế.

Người bệnh có những cơn sốt mà không rõ nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày cũng như công việc.

  • Các ban đỏ xuất hiện trên mặt, rụng tóc, loét miệng, sưng mắt gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
  • Có cảm giác đau khi hít thở sâu khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng nặng nề.
  • Bệnh Lupus ban đỏ khiến cho người bệnh mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, tinh thần trí tuệ kém minh mẫn, ảnh hưởng đến công việc và đời sống hằng ngày.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LUPUS BAN ĐỎ

Chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ

Chẩn đoán bệnh Lupus thường rất khó khăn, bởi vì các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lupus có thể thay đổi theo thời gian và chồng chéo với những người có nhiều rối loạn khác. Không một thử nghiệm nào có thể chẩn đoán được bệnh Lupus. Cần có sự kết hợp giữa xét nghiệm máu và nước tiểu, các dấu hiệu và triệu chứng cùng các khám nghiệm thể chất để có thể chuẩn đoán được bệnh.

Điều trị bệnh Lupus ban đỏ

Là một bệnh mãn tính chưa có cách chữa khỏi, việc điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng mang tính hệ thống. Về cơ bản nghĩa là phải phòng chống các đợt bộc phát bệnh và giảm mức độ cũng như thời gian ảnh hưởng của những cơn bệnh đó.

Điều trị bệnh Lupus phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng của bạn. Các bác sĩ sẽ xác định xem các dấu hiệu và triệu chứng của bạn cần được điều trị và những loại thuốc nào, bạn cần phải thảo luận cẩn thận về những lợi ích và rủi ro với bác sĩ của bạn. Khi các dấu hiệu và triệu chứng của bạn bùng phát và giảm dần, bạn và bác sĩ có thể thấy rằng cần phải thay đổi thuốc hoặc liều lượng.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh Lupus ban đỏ?

Tìm hiểu về bệnh lupus rất quan trọng vì bạn có thể hiểu biết nó tác động đến cuộc sống như thế nào và cách tốt nhất để bạn có thể đối phó với nó. Ngoài ra, giúp gia đình và bạn bè của bạn biết hạn chế và nhu cầu của bạn khi các triệu chứng tái phát. Cần phát triển một hệ thống giúp đỡ giữa gia đình, bạn bè và các chuyên gia

Trên đây là những thông tin về bệnh Lupus ban đỏ mà các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn!