Cùng Các Trường Dược Sài Gòn Tìm Hiểu Về Bệnh Kê Ở Trẻ Sơ Sinh

Bệnh kê là tình trạng nổi mụn kê xảy ra phổ biến khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh không quá nguy hiểm, tuy thế bệnh vẫn có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng về da ở trẻ

Mụn kê là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và nó sẽ tự hết sau một thời gian nhất định (ảnh sưu tầm)
Mụn kê là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và nó sẽ tự hết sau một thời gian nhất định (ảnh sưu tầm)

Hãy cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả

Bệnh kê ở trẻ sơ sinh là gì?

Mụn kê hay còn gọi là mụn sữa hoặc nang kê ở trẻ sơ sinh, không gây đau, không gây ngứa. Nhìn bên ngoài, chúng ta dễ thấy vùng da hơi tấy đỏ bao bọc lấy những nốt mụn. Mụn kê xuất hiện ở vùng trán, cằm, gò má, mũi. Thậm chí chúng còn nổi ở chân tay và vùng lưng của bé. Thông thường trẻ sơ sinh bị kê khi vừa mới sinh ra hoặc vài tuần sau sinh. Nhìn chung, hiện tượng trẻ sơ sinh bị kê không có gì nguy hiểm. Nó có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy theo cơ địa của mỗi bé và cách chăm sóc bé.

Bệnh mụn kê ở trẻ sơ sinh khi nào xảy ra biến chứng?

Tuy nổi mụn kê là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và nó sẽ tự hết sau một thời gian nhất định. Thế nhưng có nhiều cha mẹ vì nóng lòng muốn chữa trị cho con nên đã áp dụng sai cách. Từ đó dẫn đến những biến chứng về da khá nghiêm trọng. Không ít trường hợp da của bé bị kích ứng đỏ rát, viêm nhiễm. Thậm chí một số bé còn để lại sẹo hoặc nhiều di chứng trên da về sau.

Không chỉ có mụn kê mà mề đay, rôm sảy đều là những bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ. Chúng ta cần phân biệt rõ để có hướng điều trị phù hợp.

  • Mề đay: Các nốt phát ban da đỏ phù nề, mẫn ngứa. Chúng có mặt ở nhiều vùng da trên cơ thể.
  • Rôm sảy: Các mụn nước tròn dưới da, nổi mẫn đỏ, ngứa ngáy. Chúng thường mọc thành từng đám, tập trung ở vùng trán, cổ, vai, ngực, lưng.

Nguyên nhân gây bệnh mụn kê ở trẻ sơ sinh

Kê là hiện tượng các hạt màu trắng sữa trên da trẻ, có thể nằm ở dưới da hoặc nổi lên trên bề mặt. Kê còn có tên khác như là nang kê hay mụn sữa. Theo thống kê, có tới 20% trẻ sơ sinh bị kê.

Mụn có thể xuất hiện vài tuần sau khi bé sinh ra, thường ở trên má, mũi, trán, cằm hay tay, chân, lưng của trẻ. Thông thường, kê sẽ không gây ra cảm giác đau, chỉ hơi gây ngứa ngáy nơi da trẻ. Xem Cách chữa trẻ sơ sinh bị kê

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị kê chủ yếu là hormone nhận từ mẹ. Ngoài ra còn do sự ứ đọng chất bã bên dưới da. Hiện tượng này sẽ dễ dàng phát sinh hơn khi cơ thể trẻ nóng lên, hoặc khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, nước bọt, đôi khi có thể là là sữa mẹ.

Cần phân biệt loại mụn kê này với hiện tượng rôm sảy, mề đay… là những bệnh cũng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh:

  • Rôm sảy: Là các mụn tròn, có màu đỏ và nổi chi chít trên da trán, cổ hoặc trong các nếp da trẻ.
  • Mề đay: Là các nốt phát ban da đỏ như nốt muỗi đốt, rất ngứa ngáy.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng chuyên nghiệp

Phương pháp điều trị bệnh mụn kê ở trẻ sơ sinh

Theo các bác sĩ giảng viên giảng dạy liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, để điều trị bệnh mụn kê, các bạn cần:

  • Khi trẻ sơ sinh bị kê, các mẹ tuyệt đối không được chạm tay lên vùng mụn chà xát. Đây là hành vi gây mất vệ sinh. Nó có thể khiến các nốt mụn bị trầy xước và kích ứng trầm trọng hơn.
  • Lưu ý, không được tự ý cho bé uống thuốc hoặc dùng bất kỳ loại kem bôi nào lên vùng da có mụn khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Trong thời gian bé nổi mụn kê, bé nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát với chất liệu vải cotton, vải mềm. Hãy để làn da của bé luôn thoáng khí, tránh tình trạng nóng bức.
  • Khi chăm sóc bé, các mẹ nên làm vệ sinh và tắm rửa bé hàng ngày. Bé nên được tắm với nước ấm sạch và sữa tắm dưỡng ẩm. Sau đó lau thật khô người cho bé bằng khăn lông mềm.
  • Không để quần áo của bé ẩm ướt. Mẹ cần thường xuyên thay tã hoặc quần của bé, tránh thấm nước tiểu quá lâu.
  • Không cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh những tác hại của tia UV lên làn da mỏng manh của bé. Nếu có việc cần ra ngoài trời, bé phải được che chắn cẩn thận.

Ngoài ra, theo mẹo dân gian để trị mụn kê, lấy lá giềng hoặc lá khế đun nước rồi tắm cho bé. Tuy nhiên, cách này chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi nếu các loại lá nếu không được rửa kỹ lưỡng rất dễ mang đến nhiều vi trùng cũng như hóa chất gây hại ở da bé.

Cũng theo khuyến cáo của các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, Nếu mụn kê vẫn còn kéo dài đến hơn 3 tháng vẫn chưa khỏi thì sao? Lúc này mẹ cần đưa bé đến phòng khám da liễu. Các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị đúng đắn hơn. Tuy đây không phải là tình trạng đáng lo ngại, nhưng không được chủ quan kẻo gây nên bội nhiễm nguy hiểm.