Dược Sĩ Sài Gòn Hướng Dẫn Sử Dụng Ampicillin Kết Hợp Với Sulbactam

Ampicillin kết hợp với Sulbactam là một loại kết hợp được biết đến như thuốc dạng kháng Penicillin, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn

Ampicillin kết hợp với Sulbactam là một loại kết hợp được biết đến như thuốc dạng kháng Penicillin
Ampicillin kết hợp với Sulbactam là một loại kết hợp được biết đến như thuốc dạng kháng Penicillin

Nhóm chuyên gia Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về thuốc Ampicillin + Sulbactam

TỔNG QUAN VỀ THUỐC AMPICILLIN + SULBACTAM

Tên chung quốc tế: Ampicillin and Sulbactam.

Loại thuốc: Kháng khuẩn (toàn thân).

Ampicillin + Sulbactam có những dạng và hàm lượng nào?

Ampicillin + Sulbactam có những dạng và hàm lượng sau:

  • Bột pha dung dịch tiêm 1.5g (Ampicillin 1g Sulbactam cộng với 0,5g).
  • Bột pha dung dịch tiêm 3g (Ampicillin 2g Sulbactam cộng 1g) Bột pha dung dịch tiêm 15g (Ampicillin 10g Sulbactam cộng 5g).

Mỗi dạng chứa Ampicilin và Sulbactam. Trong dạng uống, Ampicilin và Sulbactam liên kết với nhau bằng cầu nối Methylen, tạo ra Sultamicilin. Sultamicilin là một Ester Oxymethylpenicilinat Sulfon của Ampicilin. Mỗi viên có chứa dạng muối Tosylat tương đương với 375mg Sultamicilin (147mg Sulbactam và 220mg Ampicilin).

Dạng dùng ngoài đường tiêu hóa (tiêm bắp/tiêm tĩnh mạch) chứa Sulbactam và Ampicilin tương ứng 500mg + 1000mg (cho ống tiêm 1,5g) và 1g + 2g (cho ống tiêm 3g).

Dược lý và cơ chế tác dụng của thuốc

Natri Ampicilin và Natri Sulbactam (Ampicilin/Sulbactam) là một thuốc phối hợp cố định (tỷ lệ 2: 1 Ampicilin/Sulbactam).

Ampicilin là kháng sinh bán tổng hợp có phổ tác dụng rộng với hoạt tính kháng khuẩn tác dụng trên nhiều vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) do khả năng ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. Tuy vậy, Ampicilin bị Beta – Lactamase phá vỡ vòng Beta – Lactam, nên bình thường phổ tác dụng không bao gồm các vi khuẩn sản xuất enzym này.

Sulbactam là một Acid Sulfon Penicilamic, chất ức chế không thuận nghịch Beta – Lactamase. Sulbactam chỉ có hoạt tính kháng khuẩn yếu khi sử dụng đơn độc. Sulbactam có hoạt tính ức chế tốt cả 2 loại Beta – Lactamase qua trung gian Plasmid và nhiễm sắc thể.

Do Sulbactam có ái lực cao và gắn với một số Beta – Lactamase là những enzym làm bất hoạt Ampicilin bằng cách thủy phân vòng Beta – Lactam, nên phối hợp Sulbactam với Ampicilin tạo ra một tác dụng hiệp đồng diệt khuẩn, giúp mở rộng phổ kháng khuẩn của Ampicilin đối với nhiều loại vi khuẩn sinh Beta – Lactamase đã kháng lại Ampicilin dùng đơn độc.

CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG THUỐC AMPICILLIN + SULBACTAM

Cách dùng Ampicillin + Sulbactam

Thuốc được tiêm vào tĩnh mạch, thường dùng mỗi 6 giờ hoặc dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và sự thích ứng với việc điều trị. Đối với trẻ em, liều lượng cũng được dựa trên trọng lượng. Nếu bạn tự dùng thuốc này tại nhà, hãy tìm hiểu tất cả cách chuẩn bị và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ. Trước khi sử dụng, kiểm tra sản phẩm xem có hạt hoặc bị đổi màu hay không. Nếu một trong hai hiện tượng trên xuất hiện, không sử dụng chất lỏng. Tìm hiểu cách bảo quản và loại bỏ vật dụng y tế một cách an toàn.

Dùng aminoglycosides (như gentamicin) riêng với thuốc này. Không được trộn lẫn với nhau khi tiêm tĩnh mạch.

Thuốc kháng sinh đạt hiệu quả tốt nhất khi lượng thuốc trong cơ thể bạn được giữ ở mức ổn định. Do đó hãy uống thuốc theo các khoảng cách đều nhau. Tiếp tục dùng thuốc cho đến khi hoàn thành đủ lượng dùng quy định, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất sau một vài ngày. Ngưng uống thuốc quá sớm có thể khiến vi khuẩn tiếp tục phát triển, trong đó có thể dẫn đến tái nhiễm trùng. Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi.

Liều dùng Ampicillin + Sulbactam

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng đưa ra lời khuyên hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều thông thường cho người lớn bị viêm dây thanh quản

  • Tiêm tĩnh mạch 1,5-3g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ. Nên tiêm tiếp tục cho đến khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định, lúc đó hãy bắt đầu uống thuốc kháng sinh thích hợp.

Liều thông thường cho người lớn nhiễm trùng sâu trong cổ

  • Tiêm tĩnh mạch 1,5-3g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ. Nên tiêm tiếp tục cho đến khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định, lúc đó hãy bắt đầu uống thuốc kháng sinh thích hợp.

Liều cho người lớn bị tổn thương phổi do hít phải

  • Tiêm tĩnh mạch 1,5-3g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ. Nên tiêm tiếp tục cho đến khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định, lúc đó hãy bắt đầu uống thuốc kháng sinh thích hợp.

Liều cho người lớn bị nhiễm khuẩn trong ổ bụng

  • Tiêm tĩnh mạch 1,5-3g mỗi 6-8 giờ trong 7 đến 14 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của chứng nhiễm trùng.

Liều cho người lớn bị viêm khớp

  • 1,5-3g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6-8 giờ trong 3-4 tuần, tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng. Có thể phải điều trị lâu hơn, trong 6 tuần hoặc hơn, cho chứng nhiễm trùng khớp giả.

Liều cho người lớn bị viêm xương tủy

  • 1,5-3g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6-8 giờ cho 4-6 tuần, tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của chứng nhiễm trùng. Viêm tủy xương mãn tính có thể phải điều trị kết hợp dùng thuốc uống kháng sinh, có thể lên đến 6 tháng.

Liều lượng cho viêm vùng chậu

  • 1,5-3g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6-8 giờ. Liệu pháp tiêm nên được dùng tiếp tục ít nhất 48 giờ sau khi nhận thấy các dấu hiệu cải thiện lâm sàng. Sau đó có thể thay thế bằng thuốc uống để hoàn thành khóa điều trị trong 14 ngày.

Liều cho viêm phúc mạc

  • 1,5-3g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ trong vòng 10 đến 14 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Liều cho người lớn bị viêm phổi

  • 1,5-3g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6-8 giờ. Nên tiếp tục điều trị trong 7 ngày, nếu nghi ngờ viêm phổi do phế cầu khuẩn cần điều trị lên đến 21 ngày, nếu bệnh do các sinh vật khác gây nên.

Liều cho người lớn bị viêm bể thận

  • 1,5-3g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6-8 giờ. Liệu pháp tiêm nên tiếp tục cho đến khi bệnh nhân ổn định lâm sàng vào thời điểm đó, sau đó có thể thay thế bằng thuốc uống để hoàn thành khóa điều trị trong 14 ngày.

Liều cho nhiễm trùng da hoặc mô mềm

  • 1,5-3g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6-8 giờ trong 7 đến 10 ngày, hoặc tiêm trong vòng 3 ngày sau khi đã giải quyết tình trạng viêm cấp tính, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của chứng nhiễm trùng.

Liều Dự phòng phẫu thuật

  • Tiêm bắp/tiêm tĩnh mạch 1,5-3g một lần ngay trước khi gây mê. Có thể tiếp tục dùng mỗi 6 giờ trong vòng 24 giờ nếu cần thiết.

Liều cho người lớn bị nhiễm trùng đường tiểu

  • 1,5g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6 giờ trong 3-7 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của chứng nhiễm trùng.

Liều thông thường cho trẻ bị viêm màng não(Liều tối đa: 8g Ampicilin / 24 giờ)

  • 1 tháng tuổi đến 1 tuổi: tiêm tĩnh mạch 50-75 mg/kg (Ampicillin) mỗi 6 giờ.
  • 1 tuổi đến 12 tuổi: 50-100 mg/kg (Ampicillin) tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ.

Bạn nên bảo quản Ampicillin + Sulbactam như thế nào?

Bác sĩ có thể sẽ cung cấp cho bạn Ampicilinvà Sulbactam dùng trong nhiều ngày cùng lúc. Nếu bạn tiêm Ampicillin và Sulbactam qua tĩnh mạch, bạn cần lưu trữ thuốc trong tủ lạnh hoặc tủ đông.

Lấy liều dùng kế tiếp khỏi tủ lạnh 1 giờ trước khi sử dụng nó, đặt thuốc ở nơi sạch sẽ, khô ráo để giúp thuốc làm ấm ở mức nhiệt độ phòng.

Nếu bạn được bảo lưu trữ thêm Ampicillin và Sulbactam trong tủ đông, luôn để thuốc dùng-trong-24-giờ vào ngăn mát để sử dụng vào ngày hôm sau.

Nhãn hiệu thuốc khác nhau có thể có yêu cầu lưu trữ khác nhau. Kiểm tra gói sản phẩm để được hướng dẫn cách lưu trữ thuốc thích hợp, hoặc hỏi ý kiến dược sĩ. Giữ tất cả các loại thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược Sài Gòn năm 2019
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược Sài Gòn năm 2019

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG AMPICILLIN + SULBACTAM

Tác dụng phụ khi dùng Ampicillin + Sulbactam

Theo lời khuyên từ các bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, bạn nên đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: Phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Hãy gọi cho cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Sốt, đau họng và đau đầu kèm rộp da nặng, bong tróc, và phát ban da đỏ,
  • Tiêu chảy nước hoặc có máu,
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi
  • Ngứa âm đạo hoặc tiết dịch
  • Đau đầu
  • Ngứa ngáy
  • Lưỡi bị sưng, có màu đen, hoặc mọc “gai” lưỡi
  • Nấm (đốm trắng bên trong miệng hoặc cổ họng)
  • Đau, sưng, hoặc khó chịu ở vị trí tiêm thuốc.
  • Tiêu hóa: Viêm dạ dày, viêm đại tràng màng giả.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng và cảnh báo

Trước khi dùng Ampicillin và Sulbactam, bạn nên:

  • Nói với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với Ampicillin, penicillin, cephalosporin [ví dụ, cefaclor (Ceclor), cefadroxil (Duricef), hoặc cephalexin (KEFLEX)], hoặc bất kỳ thuốc khác.
  • Nói với bác sĩ và dược sĩ về các thuốc kê theo toa và thuốc không kê theo toa bạn đang dùng, đặc biệt là các kháng sinh khác, allopurinol (Lopurin), thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin), atenolol (Tenormin), thuốc tránh thai, probenecid (Benemid) , rifampin (Rifadin), sulfasalazine, và các vitamin.
  • Nói với bác sĩ nếu bạn đang hay đã từng mắc bệnh hen suyễn, sốt mùa hè, bệnh thận hoặc bệnh đường tiêu hóa (đặc biệt là viêm đại tràng).
  • Nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng Ampicillin và Sulbactam, hãy gọi cho bác sĩ.
  • Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong nước tiểu, sử dụng Clinistix hoặc TesTape. Không sử dụng thuốc viên Clinitest vì Ampicillin và Sulbactam có thể tạo kết quả dương tính giả.

Trên đây là những thông tin mà các dược sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp đến bạn đọc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *