Trapadol là một thuốc giảm đau, có thành phần là paracetamol và tramadol. Vậy khi sử dụng thuốc Trapadol có thể gặp phải những tác dụng phụ nào?
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Trapadol cần nắm rõ
Contents
Tác dụng của thuốc trapadol là gì?
Thuốc Trapadol gồm hai thành phần là tramadol + paracetamol. Nó có tác dụng giảm đau. Tramadol là loại thuốc giảm đau gây nghiện, có tác dụng lên não làm thay đổi cảm giác và phản ứng của cơ thể với cơn đau. Acetaminophen được dùng để giảm đau và hạ sốt.
Trước khi dùng thuốc trapadol cần quan tâm những gì?
Dị ứng: bạn hãy báo với bác sĩ nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Bạn cũng cần nói với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, chẳng hạn như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật. Đối với loại thuốc không được kê toa, hãy đọc nhãn hoặc thành phần một cách cẩn thận.
Trẻ em: Các nghiên cứu thích hợp về mối liên hệ giữa tuổi tác và tác dụng của của tramadol + paracetamol trên trẻ em vẫn chưa được thực hiện. Tính an toàn và hiệu quả chưa được chứng minh.
Người cao tuổi: Hiện vẫn chưa có kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa tuổi tác và tác dụng của thuốc đối với người cao tuổi. Với những bệnh nhân có vấn đề về thận, gan, tim do liên quan tuổi tác, nên hiệu chỉnh liều tramadol + paracetamol.
Thông báo tuyển sinh Cao đẳng Dược tại Sài Gòn hệ chính quy
Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc trapadol?
Thuốc nào cũng có thể gây ra các tác dụng phụ, hãy báo với bác sĩ nếu gặp những tác dụng phụ thường gặp bao gồm: táo bón, tiêu chảy, choáng váng, uể oải, đau đầu, chán ăn, đổ mồ hôi, buồn nôn, mệt mỏi, khó ngủ hoặc nôn mửa.
Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên người bệnh hãy đến bệnh viện nếu những tác dụng phụ nghiêm trọng sau đây xảy ra:
- Phản ứng dị ứng nặng (phát ban; nổi mẫn; ngứa ngáy; khó thở;cứng ngực; miệng, mặt hoặc môi, cổ họng, lưỡi bị sưng; khàn giọng, thở khò khè).
- Tình trạng đau ngực, lú lẫn.
- Bệnh nhân đii vệ sinh khó khăn, đổ mồ hôi nhiều, ngất xỉu.
- Tình trạng tim đập nhanh hoặc bất bình thường.
- Bệnh nhân có hiệng tượng sốt.
- Bệnh nhân hay gặp các chứng ảo giác, mất kiểm soát.
- Tinh thần hoặc tâm trạng thay đổi (lo âu, buồn phiền).
- Sưng, đỏ, giộp da, lột da.
- Thuốc có thể làm cho bệnh nhân vào cơn động kinh (co giật).
- Bệnh nhân có thể nôn mửa nhiều, tiêu chảy; đau đầu liên tục hoặc dữ dội.
- Bệnh nhân có thể bị choáng váng; thở nông và chậm;
- Bệnh nhân có thể trầm cảm, có suy nghĩ tự tử.
- Các biểu hiện của vấn đề về gan (vàng da và mắt, nước tiểu có màu sẫm, đau bụng, ăn không ngon).
- Cảm giác rùng mình, hay cảm thấy mệt và suy nhược trong người.
- Thị giác thay đổi.
- Da tím tái.