Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Tramagesic Cùng Chuyên Gia Dược Sài Gòn

Tramagesic là một thuốc có thành phần paracetamol và tramadol, giúp giảm đau. Vậy liều dùng như thế nào thì an toàn? Chúng ta hãy tìm hiểu cùng các chuyên gia Dược Sài Gòn

Tramagesic giúp điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng

Tramagesic giúp điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng

Thuốc Tramagesic được chỉ định trong trường hợp nào?

Thuốc được chỉ định điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng.

Dược lực

  • Tramadol là một thuốc giảm đau trung ương. Ít nhất xảy ra 2 cơ chế, liên kết của chất gốc và chất chuyển hóa hoạt tính (M1) với thụ thể Mu-opioid receptor và ức chế nhẹ tái hấp thu của norepinephrine và serotonin.
  • Paracetamol là 1 loại thuốc giảm đau trung ương khác. Cơ chế và vị trí tác động giảm đau chính xác của nó chưa xác định rõ ràng.

Liều lượng – Cách dùng

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều tối đa là 1 đến 2 viên mỗi 4 đến 6 giờ và không quá 8 viên trong 1 ngày. Uống thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được nghiên cứu ở trẻ em.
  • Đối với bệnh nhân là người già hơn 65 tuổi: Không có sự khác biệt nào về độ an toàn hay tính chất dược động học giữa các người dùng hơn 65 tuổi và người dùng ít tuổi hơn.

Chống chỉ định

Đối với phụ nữ cho con bú: Không nên dùng cho phụ nữ cho con bú vì độ an toàn của nó đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn chưa được nghiên cứu.

Dược sĩ Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn

Dược sĩ Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ thường xuyên xảy ra nhất là trên hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa. Các tác dụng phụ phổ biến nhất là buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, buồn ngủ.

Một số tác dụng phụ được các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn liệt kê dưới đây cũng xảy ra, tuy nhiên ít thường xuyên hơn:

  • Tác dụng phụ trên toàn bộ cơ thể: suy nhược, mệt mỏi, xúc động mạnh.
  • Tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên: đau đầu, rùng mình.
  • Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, nôn mửa.
  • Tác dụng phụ gây rối loạn tâm thần: chán ăn, lo lắng, nhầm lẫn, kích thích, mất ngủ, bồn chồn.
  • Tác dụng phụ trên da và các phần phụ thuộc da: ngứa, phát ban, tăng tiết mồ hôi.

* Các báo cáo về tác dụng phụ trên lâm sàng hiếm gặp có thể có nguyên nhân liên quan đến thuốc gồm có:

  • Toàn bộ cơ thể: tình trạng đau ngực, cảm giác rét run, ngất, hội chứng cai thuốc.
  • Các rối loạn loạn tim mạch: tình trạng tăng huyết áp, tăng huyết áp trầm trọng, tụt huyết áp.
  • Hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên: mất thăng bằng, co giật, căng cơ, đau nửa đầu, đau nửa đầu trầm trọng, co cơ không tự chủ, dị cảm, ngẩn ngơ, chóng mặt.
  • Hệ tiêu hóa: khó nuốt, phân đen do xuất huyết tiêu hóa, phù lưỡi.
  • Rối loạn về tai và tiền đình: ù tai.
  • Rối loạn nhịp tim: loạn nhịp tim, đánh trống ngực, mạch nhanh.
  • Cơ quan gan và mật: các xét nghiệm về gan bất bình thường.
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: giảm cân.
  • Rối loạn tâm thần: hay quên, mất ý thức, trầm cảm, lạm dụng thuốc, tâm trạng bất ổn, ảo giác, bất lực, ác mộng, có những ý tưởng dị thường.
  • Rối loạn hồng cầu: thiếu máu.
  • Hệ hô hấp: khó thở.
  • Hệ tiết niệu: albumin niệu, rối loạn tiểu tiện, nước tiểu ít, bí tiểu.
  • Rối loạn thị lực: tầm nhìn không bình thường.