Hội chứng giảm sản tim trái là một bệnh tim hiếm gặp và khá nguy hiểm. Khi đó tim trái của trẻ không thể bơm máu khắp cơ thể một cách hiệu quả. Vậy điều trị bệnh này như thế nào?
Hội chứng giảm sản tim trái xuất hiện từ lúc mới sinh
Contents
Hội chứng giảm sản tim trái là bệnh gì?
Hội chứng giảm sản tim trái là một khiếm khuyết phức tạp và hiếm gặp ở tim xuất hiện từ khi mới sinh. Trong hội chứng này, tim trái của bệnh nhân không phát triển hoàn thiện.
Nếu con bạn sinh ra với hội chứng giảm sản tim trái, tim trái của trẻ không thể bơm máu khắp cơ thể một cách hiệu quả, do đó tim phải phải bơm máu bù tới phổi và các phần khác của cơ thể.
Các thuốc dùng để ngăn đóng lỗ thông giữa tim trái và tim phải, tiếp sau đó là phẫu thuật tim hay thay tim là các phương pháp điều trị cần thiết cho hội chứng giảm sản tim trái. Với sự chăm sóc nâng cao, tiên lượng cho các em bé mắc hội chứng này tốt hơn so với quá khứ.
Nguyên nhân gây nên hội chứng giảm sản tim trái
Hội chứng giảm sản tim trái xảy ra trong quá trình phát triển phôi thai, lúc tim đang hình thành. Nguyên nhân gây ra hội chứng này hiện vẫn chưa biết được. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn đã có 1 trẻ bị hội chứng giảm sản tim trái, nguy cơ có thêm 1 trẻ với cùng tình trạng tương tự tăng lên rất nhiều.
Tim bạn có 4 buồng tim, 2 buồng bên phải và 2 buồng bên trái. Tim sử dụng nửa phải và nửa trái cho các mục đích khác nhau. Nửa bên phải bơm máu lên phổi. Ở phổi xảy ra hiện tượng trao đổi khí và máu giàu oxy trở về tim trái. Nửa tim bên trái bơm máu lên động mạch chủ, đưa máu giàu oxy tới các phần còn lại của cơ thể.
- Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ Sài Gòn
Trong hội chứng giảm sản tim trái, nửa trái của tim không thể cung cấp đủ máu cho cơ thể vì tâm thất trái rất nhỏ hoặc trong vài trường hợp không có tâm thất trái. Thêm vào đó, các van tim ở nửa tim trái (van động mạch chủ và van 2 lá) không hoạt động hoàn chỉnh, và động mạch chính của tim (động mạch chủ) nhỏ hơn bình thường.
Trong một vài ngày đầu sau sinh, nửa tim phải có thể bơm máu tới phổi và cả cơ thể thông qua một mạch máu nối trực tiếp động mạch phổi và động mạch chủ (ống động mạch). Máu giàu oxy trở về nửa tim phải bằng một lỗ tự nhiên giữa tâm nhĩ (lỗ bầu dục). Nếu ống động mạch và lỗ bầu dục này đóng lại – đây là một hiện tượng bình thường sau khi sinh 1 – 2 ngày – nửa tim phải không có cách nào để bơm máu tới cả cơ thể. Giữ cho các ống thông này mở rất cần thiết cho sự sống trong vài ngày đầu của trẻ mắc chứng giảm sản tim trái. Việc này giữ cho máu tới các cơ quan trong cơ thể cho tới khi cuộc phẫu thuật đầu tiên được thực hiện.
Điều trị bênh cùng với các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn
Triệu chứng thường gặp của hội chứng giảm sản tim trái là gì?
Những bé mắc hội chứng giảm sản tim trái thường bệnh rất nặng ngay sau khi sinh. Các triệu chứng được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ bao gồm:
- Da xanh tái
- Thở nhanh và khó nhọc
- Ăn kém
- Tay chân lạnh
- Thường buồn ngủ hoặc ít hoạt động
Ở trẻ mắc hội chứng này, nếu cầu nối tự nhiên giữa tim phải và tim trái (lỗ bầu dục và ống động mạch) bị đóng lại, trẻ có thể bị sốc và có thể chết. Các dấu hiệu sốc bao gồm:
- Da lạnh, xanh hoặc tái
- Mạch nhanh, yếu
- Thở chậm hoặc nông hoặc rất nhanh
- Giãn đồng tử
- Đôi mắt hốc hác dường như đang nhìn chằm chằm
Có những phương pháp nào điều trị hội chứng giảm sản tim trái?
Hội chứng giảm sản tim trái được điều trị bằng nhiều cuộc phẫu thuật hoặc bằng cách thay tim.
Trước khi phẫu thuật
Bác sĩ có thể đưa ra một vài lời khuyên để giúp bạn kiểm soát được tình trạng của trẻ trước khi phẫu thuật hoặc thay tim:
- Dùng thuốc để làm giãn mạch máu và giữ cho ống động mạch vẫn thông.
- Hỗ trợ hô hấp: nếu trẻ gặp vấn đề với việc thở, trẻ có thể được cho sử dụng máy thở giúp cung cấp đủ oxy cho trẻ.
- Cung cấp dịch qua đường tĩnh mạch
- Nuôi ăn bằng ống
- Phẫu thuật mở tâm nhĩ: thủ thuật này tạo một lỗ hoặc làm lớn lỗ thông hiện tại giữa 2 tâm nhĩ cho phép dòng máu chảy từ tâm nhĩ phải qua tâm thất phải nếu như lỗ bầu dục đóng lại. Nếu trẻ đã bị khiếm khuyết vách tâm nhĩ thì thủ thuật này không cần thực hiện.
Phẫu thuật
Trẻ sẽ cần làm nhiều phẫu thuật để điều trị hội chứng giảm sản tim trái. Các phẫu thuật viên sẽ thực hiện các phẫu thuật này theo 3 bước để tạo dòng máu bình thường đi vào và đi ra khỏi tim, cho phép cơ thể nhận đủ lượng máu giàu oxy.
- Phẫu thuật Norwood thường được thực hiện trong vòng 2 tuần đầu tiên sau sinh. Bác sĩ tạo hình lại động mạch chủ và nối trực tiếp động mạch chủ tới tâm thất phải. Sau đó bác sĩ đưa một ống nối động mạch chủ với động mạch phổi, hoặc nối tâm thất phải với động mạch phổi. Phẫu thuật này cho phép tâm thất phải bơm máu tới cả hai phổi và toàn cơ thể một cách hiệu quả.
- Phẫu thuật Glenn hai hướng được thực hiện khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi, sau phẫu thuật Norwood. Trong phẫu thuật này, bác sĩ lấy ống nối đầu tiên nối với động mạch phổi, sau đó nối một trong những tĩnh mạch lớn đưa máu về tim (tĩnh mạch chủ trên) qua động mạch phổi. Phẫu thuật này giảm lượng công việc cho tâm thất phải bằng cách cho nó bơm máu chủ yếu lên động mạch chủ. Nó cũng cho phép hầu hết máu nghèo oxy trở về thẳng phổi mà không cần tim bơm. Sau phẫu thuật này, tất cả máu từ phần trên của cơ thể được chuyển qua phổi và máu giàu oxy được bơm lên động mạch chủ để cung cấp máu cho các cơ quan và các mô trong cơ thể.
- Phẫu thuật Fontan được thực hiện khi trẻ được 18 tháng tới 4 tuổi. Trong phẫu thuật này, bác sĩ tạo 1 con đường dẫn máu nghèo oxy từ tĩnh mạch chủ trên về thẳng động mạch phổi. Phẫu thuật này cho phép máu nghèo oxy từ phần dưới cơ thể đưa về thẳng phổi. Sau khi thực hiện xong phẫu thuật này, máu giàu oxy và máu nghèo oxy không còn trộn lẫn với nhau nữa và da của trẻ không còn xanh tái.