Dược Sĩ Sài Gòn Chia Sẻ Những Điều Cần Biết Về Hội Chứng Baby Blues

Cho dù hội chứng baby blues là dạng ít nghiêm trọng nhất của trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên tìm hiểu chi tiết về bệnh giúp bạn có những thông tin cần thiết cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Hội chứng này liên quan đến những thay đổi hormone xuất hiện trong lúc mang thai

Hội chứng này liên quan đến những thay đổi hormone xuất hiện trong lúc mang thai

Hội chứng Baby Blues là bệnh gì?

Khoảng 70-80% những người mới làm mẹ trải qua những cảm xúc tiêu cực hay thay đổi cảm xúc sau khi sinh con. Thường những triệu chứng của baby blues xuất hiện mạnh mẽ nhất trong 4 đến 5 ngày sau sinh, tuy phụ thuộc vào việc đứa trẻ đã được sinh ra như thế nào, baby blues có thể được phát hiện sớm hơn.

Rất nhiều phụ nữ cảm thấy bối rối với việc phải chật vật với nỗi buồn sau sự kiện vui là có thêm một đứa trẻ trong gia đình và thường sẽ không nói về nỗi buồn của họ. Nhưng trò chuyện về những cảm xúc, thay đổi và thử thách là một trong những cách tốt nhất để đối phó với “baby blues”.

Nguyên nhân gây nên hội chứng Baby Blues là do đâu?

Cho đến nay, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của “Baby blues”. Trong các tài liệu giảng dạy của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn có viết rằng hội chứng này có liên quan đến những thay đổi hormone xuất hiện trong lúc mang thai và lần nữa sau khi đứa trẻ được sinh ra. Những thay đổi hormone này có thể gây ra những thay đổi hoá học trong não dẫn đến trầm cảm.

Hơn nữa, sự thích nghi cần có sau sinh, cùng với ảnh hưởng giấc ngủ, phá vỡ những thói quen và cảm xúc từ trải nghiệm sinh con bản thân nó tất cả cùng góp phần vào cảm giác của người mẹ.

“Baby blues” kéo dài bao lâu?

Những triệu chứng của “baby blues” thường xuất hiện từ vài phút đến vài giờ mỗi ngày. Những triệu chứng này sẽ giảm và biến mất trong vòng 14 ngày sau sinh.

Lưu ý: Hội chứng Baby Blues có thể chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, tình trạng trầm cảm sau sinh cũng rất dễ nhầm lẫn với Baby Blues. Vì vậy, nếu thấy người mẹ bị ảnh hưởng quá nhiều đến tâm trạng cũng như sức khỏe thì nên khuyên đi khám bác sĩ để tránh làm hại đến bản thân và em bé.

Triệu chứng thường gặp của hội chứng Baby Blues là gì?

Những triệu chứng của baby blues bao gồm:

  • Khóc lóc mà không có lý do nào rõ rệt.
  • Mất kiên nhẫn.
  • Dễ cáu kỉnh.
  • Bồn chồn.
  • Lo lắng.
  • Mệt mỏi.
  • Không ngủ được (ngay cả khi đứa bé đang ngủ).
  • Buồn bã.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Khó tập trung.

Điều trị hôi chứng Baby blues với các chuyên gia trường Dược Sài Gòn

Điều trị hôi chứng Baby blues với các chuyên gia trường Dược Sài Gòn

Có những phương pháp nào để điều trị hội chứng Baby Blues hiệu quả?

Theo các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, chăm sóc người mẹ là cách tốt nhất để giảm những triệu chứng của hội chứng Baby blues. Có nhiều cách để bạn có thể tự chăm sóc bản thân khi bị Baby blues:

  • Trò chuyện với một người bạn tin tưởng về cảm giác hiện tại của bạn.
  • Duy trì một chế độ ăn uống hợp lí. Có con có thể khiến bạn ăn uống sai cách, và quá nhiều tinh bột đơn giản có thể khiến cảm xúc bạn thay đổi nhiều hơn.
  • Viết nhật kí về những suy nghĩ và cảm xúc của bạn.
  • Đi ra ngoài để tận hưởng không khí trong lành và cuộc sống bên ngoài không bị giam hãm bởi tã, cho con ăn và những lúc con nôn. Đôi khi chỉ cần một khung cảnh khác trong một vài khoảnh khắc có thể làm nên những thay đổi lớn.
  • Yêu cầu sự giúp đỡ-với những bữa ăn, những đứa con khác, làm quen với “thông lệ” mới, hay bất kì sự trợ giúp nào cho phép bạn tập trung vào niềm vui với đứa bé và không chỉ cái áp lực phải xoay xở với nó.
  • Đừng kì vọng vào sự hoàn hảo trong vài tuần đầu. Cho bản thân thời gian để phục hồi từ lần sinh, để thích nghi với “công việc” mới và để những thói quen cho ăn và ngủ ổn định.

Quan trọng là bạn phải nhớ rằng bạn không cô đơn với những cảm giác của mình. Nếu những triệu chứng kéo dài hơn 14 ngày thì đó có thể là gợi ý cho một tình trạng nghiêm trọng hơn, như chứng trầm cảm sau sinh. Hãy trung thực với bác sĩ của bạn ở những buổi khám sau sinh. Hãy nhớ rằng bạn sẽ không làm họ bất ngờ với những cảm xúc của bạn. Bác sĩ rất hay nói chuyện với những phụ nữ sau sinh và có thể đánh giá đánh giá chính xác bạn đang như thế nào nếu bạn thành thực với tình trạng của mình.

Bạn có thể:

  • Thuê một người vú em.
  • Chuẩn bị sẵn thực đơn bữa ăn cho gia đình.
  • Lên một danh sách những điều mọi người có thể làm để giúp bạn. Bất kì ai đến thăm đứa trẻ cũng có thể làm giúp bạn vài điều trên danh sách.

Người thân cần làm gì khi chăm sóc sản phụ mắc hội chứng Baby Blues?

Hãy lắng nghe và quan sát. Cô ấy mệt mỏi, cô ấy lo âu, không tin tưởng vào bản thân và những hành vi chưa bao giờ xuất hiện ở cô ấy trước đó… Nói với sản phụ rằng cô là một người mẹ tuyệt vời và rằng bạn tin cô ấy làm mọi việc rất tốt.

Giúp đỡ sản phụ việc nhà và hạn chế tối đa khách tới thăm.

Gửi tin nhắn cho sản phụ, nói với cô ấy rằng không cần phải gửi lại lời cảm ơn.

Nấu ăn cho sản phụ. Giúp sản phụ cùng vượt qua những phút đấu tranh với bản thân.

Hãy để sản phụ được nghỉ ngơi ở mức nhiều nhất có thể.

Trên tất cả, hãy để sản phụ biết rằng bạn luôn ở bên cạnh cô ấy và sẽ không thể có chuyện gì xảy ra. Giúp sản phụ cảm nhận rằng cô ấy thật tuyệt vời. Hướng dẫn cô ấy cách chăm sóc bản thân.