Thực trạng nhiều sinh viên bỏ học ngay từ năm nhất, năm hai đang xảy ra ở nhiều trường đại học trên cả nước không lý do.
Contents
Mong vào ĐH nhưng lên không theo được
Theo đó tại hội nghị thường niên do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức sáng nay 3.1 có sự tham gia của rất nhiều đại diện các trường Đại học trên cả nước. Đã có nhiều báo cáo nêu ra thực trạng hiện nay nhiều sinh viên bỏ học không lý do đang trở thành vấn đề lớn không chỉ đối với trường Đại học Quốc gia mà còn nhiều Đại học trên cả nước.
Trong đó các báo cáo cũng nêu ra nhiều nguyên nhân trong việc sinh viên bỏ học như mượn danh vào đại học tạm thời để thực hiện các mục tiêu khác như đi du học, tránh phải ở lại nông thôn. Ngoài ra còn có số đông sinh viên không hề nhỏ do không tìm hiểu kỹ chuyên ngành nên khi theo học không thích nên bỏ học hoặc chuyển sang ngành nghề khác.
Cũng trong bài tham luận này, người đại diện nghiên cứu báo cáo số liệu của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM mỗi năm có khoảng 400-500 sinh viên thuộc diện buộc thôi học. Bản chất của những sinh viên bị buộc thôi học này là đã tự ý bỏ học, phần lớn là không còn liên hệ gì với nhà trường và không đến lớp trong thời gian dài.
Trước đó, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những thông báo về cảnh cáo rồi đuổi học hàng ngàn sinh viên mỗi năm. Đại học Bách Khoa Hà Nội mỗi năm cũng tạm đình chỉ và buộc thôi học xấp xỉ gần 700 sinh viên các khóa. Rồi nhiều trường Đại học trên cả nước đều có tình trạng này xảy ra.
Một phần bắt nguồn từ khâu tuyển sinh và lựa chọn đầu vào
Không chỉ ở các trường TOP dưới có tình trạng sinh viên bỏ học nhiều ngay từ năm nhất. Mà thực trạng này còn xảy ra ở nhiều trường TOP trên như Đại học Quốc gia.
Việc tuyển sinh dễ dàng theo GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ có thể các trường đạt đủ chỉ tiêu của năm tuyển sinh. Tuy nhiên, hệ lụy không chỉ ở Đại hoc Quốc gia Hà Nội mà còn ở những trường Đại học lớn khác là sinh viên bỏ học rất nhiều sau khi kết thúc năm thứ nhất.
Cũng theo GS Đức chia sẻ: “Trước kia lác đác, bỏ học hiếm lắm nhưng 2 năm vừa rồi, mỗi năm khoảng 10%. Chưa bao giờ nhiều như thế chỉ sau khi hết năm thứ nhất. Thứ hai là số lượng ảo rất nhiều, trước đây đã đăng ký vào trường nào là cố định luôn, giờ tha hồ lựa chọn nên ảo là rất nhiều”.
Nguyên nhân có thể là các em có nhiều sự lựa chọn vào trường khác nhưng tôi nghĩ cũng một phần do năng lực thực sự của các em không phù hợp để tiếp tục theo học.
Một lý do nữa cũng quan trọng không kém với khâu tuyển sinh dễ dàng đó là kinh tế, hay nói cách khác là các chi phí bỏ ra khi theo học Đại học.
Mấy năm nay, việc Bộ chủ trương giao cho các trường Đại học nhấn đến việc tự chủ trong đó có việc nâng cao chất lượng đào tạo kèm theo đó là mức học phí tăng cao. Đây là một trong những dào cản khiến nhiều sinh viên cân nhắc việc có nên tiếp tục theo học Đại học những năm tiếp theo.
Nhiều trường mức học phí giờ đây đối với trường công lập Đại học không chỉ dừng lại ở chục triệu đồng. Con số này đã tăng theo từng năm lên đến cả ba bốn trục triệu. Đáng kể nhất là khối ngành kinh tế và y dược… đại diện trưởng ban tuyển sinh một trường Đại học cho hay.
Thời điểm hiện tại đã và đang bắt đầu cho một mùa tuyển sinh mới, nhiều trường đã công bố chỉ tiêu và phương án tuyển sinh. Tuy nhiên đăng sau những chỉ tiêu ngồi giảng đường Đại học là muôn vàn những thứ phải lo và không chắc những sinh viên thế hệ tương lai đã chọn đúng ngành để theo học hay lại “đứt gánh” giữa đường.