Học Sinh Lo Lắng Thi Trượt Kỳ Thi THPT Quốc Gia Năm 2019

Những điều chỉnh nhằm giảm sai phạm và tăng độ tin cậy của Bộ GD&ĐT đang khiến khá nhiều học sinh lo lắng thi trượt trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Học sinh lớp 12 năm nay dự thi thpt quốc gia 2019
Học sinh lớp 12 năm nay dự thi thpt quốc gia 2019

Tăng nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT quốc gia 

Bên cạnh thông tin giữ ổn định phương thức tổ chức, chỉ thay đổi một số điểm trong khâu kỹ thuật của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 khiến giáo viên, học sinh trên cả nước khá hào hứng. Tuy nhiên, theo ghi nhận tại các, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, các trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội.

Việc áp dụng chủ trương tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2019 gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp cộng 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của học sinh và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) đang khiến một số học sinh và phụ huynh lo lắng.

Theo thầy giáo Ngô Xuân Quỳnh, Trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình), việc điều chỉnh trong cách xét tốt nghiệp THPT năm 2019 theo quy định của Bộ có thể khiến một số học sinh có học lực trung bình lo lắng. Bởi với cách tính điểm này, các em ở mức điểm 3, 4, học lực trung bình có nguy cơ trượt thpt quốc gia rất cao.

Không ít các bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng, đứng ngồi không yên khi Bộ GD&ĐT thông tin về việc điều chỉnh. Bà Nguyễn Phương Lan, phụ huynh học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng (Cửa Bắc, Hà Nội) chia sẻ:

“Làm phụ huynh thì ai cũng lo lắng đến những thay đổi không có lợi cho con em mình. Trong việc nâng tỷ lệ điểm thi dùng để xét tốt nghiệp theo cá nhân cô thất có thể làm tăng áp lực cho các em. Mặc dù kỳ thi THPT Quốc gia chưa diễn ra nhưng con cô đã cảm thấy mất tự tin, lúc nào cũng thấy mất tĩnh. Điều này khiến cô khá băn khoăn sẽ ảnh hưởng đến kết quả thi không tốt như lực học thường ngày”.

Giảng viên coi thi thpt quốc gia năm 2018
Giảng viên coi thi thpt quốc gia năm 2018

Giải pháp khắc phục trước kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019

Chia sẻ về vấn đề này, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ông Kiều Văn Minh cho rằng, mối lo của học sinh trước những thay đổi về thi cử là khó tránh khỏi, tuy nhiên các em cũng không nên quá lo lắng bởi những khảo sát cho thấy học lực của học sinh trên địa bàn Hà Nội về cơ bản khá đều ở các môn.

Nhằm giúp một số em có điểm dưới 5 trong kỳ thi THPT quốc gia vì học lệch của năm 2018, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa), cô giáo Cao Thị Thanh Nga cho biết, ngoài việc triển khai kế hoạch học tập, ôn luyện để các em tiếp cận kiến thức, kỹ năng đều ở các môn, nhà trường còn khuyến khích các em phát huy ở những môn vốn được coi là thế mạnh như Ngữ Văn, tiếng Anh hay những những môn có tính ứng dụng…

Thậm chí ngay từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường THPT trên các địa bàn phân phối thời gian và thời lượng đều ở các môn. Đặc biệt không cắt xén chương trình ở bất kỳ môn học nào nhằm tránh hiện tượng học lệch. Đồng thời tăng cường tổ chức các lớp dạy học, ôn tập phù hợp với từng nhóm đối tượng giúp các em có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức và nhớ được những phần bản thân đã được học.

Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc này ở các trường THPT trong viên tuân thủ nghiêm chỉnh việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định, bảo đảm trung thực trong dạy học, kiểm tra.

Cũng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 này, Bộ GD&ĐT quyết định thay vì giao quyền chủ trì cho các sở giáo dục và đào tạo chấm tất cả các bài thi (gồm cả bài thi tự luận và trắc nghiệm) thì năm nay), các trường đại học sẽ chủ trì việc tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm và toàn bộ khâu chấm thi đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ.

Theo đó, ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Sở GD&ĐT các địa phương chỉ chủ trì việc tổ chức chấm bài thi tự luận duy nhất của kỳ thi là Ngữ văn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *