Tìm hiểu bệnh gai xương từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Bệnh gai xương rất khó nhận biết vì không có dấu hiệu nhận biết rõ rệt. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ ảnh ưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh

Bệnh gai xương
Bệnh gai xương

Theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn thông tin về bệnh gai xương!

NHỮNG THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH GAI XƯƠNG

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, gai xương thực chất là quá trình lắng đọng canxi dư thừa, tạo nên những phần cứng bám tại xương. Bản thân gai xương hoàn toàn không gây đau đớn, tuy nhiên khi phát triển sẽ gây chèn ép các dây thần kinh mới gây nên tình trạng đau nhức, khó chịu. Đó là lý do vì sao một số bệnh nhân bị gai xương không bị đau nên không dễ dàng phát hiện bệnh trong thời gian dài. Trong khi đó, một số bệnh nhân khác lại có dấu hiệu đau nhức và nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm hơn.

Cụ thể là khi các gai xương lớn lên, chúng có thể bị vỡ ra và nổi lên trên mặt khớp hoặc xuất hiện trong lớp lót của khớp gây ra viêm khớp, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh gai xương chủ yếu là do sụn khớp bị hư tổn, khiến khớp bị thoái hoá và dẫn tới tình trạng xương “mọc” gai.

Ngoài ra, gai xương còn có thể được hình thành bởi các yếu tố như:

  • Tuổi tác: Tuổi càng lớn thì tình trạng lão hoá diễn ra càng nhanh, các chức năng của hệ cơ xương dần suy yếu dẫn tới tình trạng lắng đọng canxi ở một số khớp trên cơ thể, hình thành gai xương.
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có tiền sử bị gai xương, khi đó ở các thế hệ sau có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Chấn thương do vận động: Việc chấn thương do vận động hoặc tập luyện thể thao, làm việc quá sức cũng khiến xương khớp trong cơ thể bị tổn thương. Quá trình sản xuất canxi để tái tạo theo cơ chế tự nhiên của cơ thể dễ dẫn tới tình trạng lắng đọng canxi và hình thành gai xương.
  • Bệnh lý xương khớp: Gai xương có thể là hệ quả của các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hoá khớp…
  • Thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng cơ thể không được kiểm soát dễ tạo áp lực lớn lên hệ cơ xương của cơ thể, từ đó khiến tình trạng viêm khớp diễn ra nhanh hơn và gai xương xuất hiện.

Triệu chứng thường gặp

Không giống với các bệnh lý về xương khớp khác, triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị của bệnh gai xương còn phụ thuộc vào vị trí hình thành gai xương trong cơ thể. Một trong các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là cảm giác đau và mất chuyển động ở các khớp. Ngoài ra, đối với một số vị trí phổ biến sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau.

Một số vị trí gai xương thường gặp trên cơ thể như:

  • Gai xương cột sống (cổ, lưng): Gây cảm giác đau, tê yếu, ảnh hưởng đến tư thế đứng hay ngồi. Bên cạnh đó, tình trạng các gai xương chèn ép các dây thần kinh, thỉnh thoảng gây khó nuốt hoặc đau khi hít thở.
  • Gai xương vai: Hạn chế phạm vi chuyển động của vai.
  • Gai xương cổ tay: Ngoài cảm giác đau còn gặp hạn chế trong cầm, nắm vật.
  • Gai xương ngón tay: Xuất hiện các khối u cứng dưới da, khiến ngón tay bị biến dạng và gây đau đớn liên tục.
  • Gai xương khớp gối: Gây đau khi mở rộng hoặc uốn cong chân.
  • Gai xương gót chân: Đau ở chân, khó khăn trong việc đi lại.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH GAI XƯƠNG

Điều trị gai xương bằng thuốc Tây

Để giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân gai xương, bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, có thể kê toa các loại thuốc giảm đau và kháng viêm như: paracetamol hay ibuflophen, thuốc tiêm steroid, thuốc tiêm Methylprednisolon…

Tuy nhiên, các loại thuốc này đều có tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân gai xương không tự ý sử dụng khi chưa có sự tư vấn kỹ lưỡng từ các chuyên gia.

Phẫu thuật gai xương khi bệnh nặng

Khi tình trạng gai xương đã bắt đầu trở nên nghiêm trọng, gây đau dữ dội, hạn chế vận động, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật để điều trị. Hiện nay các phương pháp phẫu thuật gai xương được áp dụng là:

  • Phẫu thuật nội soi cắt bỏ gai xương: Bác sĩ sẽ dùng thiết bị mổ nội soi để loại bỏ gai xương, giải tỏa áp lực lên tủy sống, tránh gai xương đè ép rễ thần kinh và tủy sống.
  • Cắt bỏ một phần đốt sống: Nhằm giảm bớt áp lực lên rễ thần kinh, các bác sĩ tiến hành mổ và cắt bỏ 1 lớp mỏng tại đốt sống bị gai.
  • Cấy đệm mỏm gai: Cấy đệm vào giữa mỏm gai giúp nới rộng khoảng cách giữa các mỏm xương hạn chế tình trạng đau do gai xương.

Mẹo dân gian chữa gai xương tại nhà

Để hạn chế tác dụng phụ từ thuốc Tây, nhiều bệnh nhân gai xương được hướng dẫn áp dụng các bài mẹo từ dân gian nhằm hạn chế triệu chứng của gai xương.

Một số bài mẹo quen thuộc có thể kể đến như: chữa gai xương từ lá lốt, ngải cứu hay cây xương rồng… So với phương pháp Tây y, các bài mẹo dân gian này được cho là khá an toàn và lành tính hơn vì tận dụng các loại nguyên liệu thân thuộc quanh nhà. Tuy nhiên, các bài chữa mẹo này chỉ là lưu truyền trong dân gian, chưa được nghiên cứu khoa học cụ thể. Vì vậy, bệnh nhân gai xương cũng nên lưu ý trước khi quyết định sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *