Chia sẻ về bệnh chàm từ bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Bệnh Chàm (Eczema) là bệnh ngoài da phổ biến, chiếm đến ¼ trên tổng số các bệnh ngoài da. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh.

Bệnh chàm
Bệnh chàm

Theo dõi bài viết sau để được bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn thông tin về bệnh Chàm (Eczema)!

THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH CHÀM

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh chàm (eczema) là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh. Theo thống kê, 10% dân số thế giới mắc bệnh chàm, ở Hy Lạp nơi đầu tiên phát hiện chàm là 15%. Tại Việt Nam con số này lên đến 25%.

Bệnh chàm là một loại bệnh da liễu mạn tính hay tái phát và kéo dài. Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống và vẻ đẹp của bệnh nhân khi không may mắc phải.

Bệnh không có thuốc trị đặc hiệu nhưng việc điều trị triệu chứng và các biện pháp tự chăm sóc tại nhà có thể làm giảm ngứa và ngăn ngừa đợt bùng phát của bệnh. Ví dụ một số biện pháp như tránh dùng xà phòng dạng cục, thường xuyên giữ ẩm cho da và bôi kem hay chất mỡ trị ngứa.

Nguyên nhân gây bệnh chàm

Làn da khỏe mạnh sẽ giúp giữ ẩm và bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, chất kích ứng da và các chất dị nguyên. Bệnh chàm da có liên quan đến nhiều gen có chức năng tổng hợp các chất bảo vệ da. Khi các gen này bị lỗi, da bạn sẽ không được bảo vệ tốt và dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường, các chất kích thích và dị nguyên.

Có 2 nguyên nhân cơ bản gây bệnh chàm: Cơ địa và dị ứng nguyên.

Cơ địa:

  • Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử gia đình có người bị chàm, hen suyễn.
  • Các tác nhân kích thích bên trong, kèm theo có thể bị viêm xoang, xơ gan, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận…
  • Có thuyết cho rằng do rối loạn thần kinh vận mạch, rối loạn chức năng thận, tiêu hóa nhưng chưa được chứng minh.

Dị ứng nguyên:

  • Các thuốc hay gây phản ứng
  • Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,…
  • Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng: vi khuẩn, nấm, siêu vi.
  • Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ sát, gãi và các tổn thương khác.
  • Một số cây như: sơn, cúc tần, rau đay, tía tô dại, cỏ hoang.
  • Thức ăn : đặc biệt là các loài tôm, cua, nhộng.

Phân tích căn nguyên đi kèm với việc phát sinh ra bệnh chàm thì thấy rằng ngoài một số yếu tố ngoại lai ra, nhiều bệnh nhân có tình trạng cấp tính hay mạn tính, xúc cảm mạnh, chấn thương tinh thần, mâu thuẫn trong gia đình hay trong xã hội gây ra những điều kiện thuận tiện dễ sinh ra bệnh chàm.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh chàm có các dấu hiệu và triệu chứng khá đa dạng, tùy thuộc vào người bệnh. Một số triệu chứng thường gặp là:

  • Da khô
  • Ngứa, đặc biệt ngứa nhiều về đêm
  • Những mảng da có màu đỏ hay xám nâu thường gặp ở bàn tay, bàn chân, đầu gối, cổ tay, cổ, phần trên ngực, mi mắt và bên trong nếp gấp khuỷu tay và đầu gối, còn ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở mặt và da đầu
  • Những mụn nước nhỏ, nổi gồ lên mặt da, có thể rỉ dịch và đóng mày nếu bạn gãi hay cào xước da
  • Da trở nên dày hơn, nứt rạn và đóng vảy nhiều
  • Dễ trầy da, da trở nên nhạy cảm và sưng phù khi gãi ngứa

Bệnh chàm thường bắt đầu xuất hiện trước 5 tuổi và có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Với một số người, bệnh bùng phát thành từng đợt có chu kì và sau đó sẽ hết hẳn, không có triệu chứng gì trong vài năm.

Đào tạo KTV chăm sóc da uy tín
Đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM

Điều trị bằng thuốc

Kem làm giảm ngứa và lành da: có thể bác sĩ sẽ kê loại kem có thành phần kháng viêm. Thoa lên da theo hướng dẫn sử dụng sau khi dưỡng ẩm. Việc dùng quá nhiều chất này có thể gây một số tác dụng phụ như làm mỏng da.

Thuốc kháng sinh: bác sĩ có thể kê một số loại kem kháng sinh nếu da bạn bị nhiễm trùng, có vết thương hở hay bị nứt rạn da. Ngoài ra, có thể bạn sẽ cần dùng thêm kháng sinh dạng viên uống trong thời gian ngắn để điều trị triệt để nhiễm trùng.

Thuốc kháng viêm dạng viên uống: với các trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê thêm kháng viêm đường uống. Những thuốc này có thể hiệu quả nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ gây các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Các phương pháp khác

Băng ướt: với bệnh chàm nặng thì bọc băng ướt lên vùng da bị ảnh hưởng có thể có hiệu quả. Phương pháp này thỉnh thoảng được dùng ở bệnh viện với những bệnh nhân có tổn thương loét da lan rộng bởi và cần được thực hiện bởi điều dưỡng có kinh nghiệm. Hoặc nếu có thể bạn cần được sự đồng ý của bác sĩ và được bác sĩ chỉ bảo hướng dẫn về cách áp dụng phương pháp này tại nhà.

Dùng quang học: phương pháp này dùng cho người bệnh không khỏi với các phương pháp thông thường hay người có đợt bùng phát đột ngột dù đã điều trị. Cách đơn giản nhất đó là chiếu một lượng ánh sáng tự nhiên vừa đủ vào da của bạn.

Thư giãn và thay đổi lối sống hành vi: các cách này nhằm làm giảm thói quen hay gãi để giảm ngứa ở nhiều người.