Thầy thuốc YHCT Sài Gòn hướng dẫn chữa viêm tai giữa bằng sáp ong

Viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ em cần được chăm sóc và điều trị kịp thời. Một trong những biện pháp được nhiều người áp dụng là chữa viêm tai giữa bằng sáp ong.

Hướng dẫn chữa viêm tai giữa
Hướng dẫn chữa viêm tai giữa

Theo dõi bài viết sau các thầy thuốc Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ hướng dẫn đến bạn đọc cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong!

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH VIÊM TAI GIỮA

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, viêm tai giữa là tình trạng ứ dịch dạng keo hoặc lỏng trong tai giữa, có thể tự khỏi sau 6 – 12 tuần. Tuy nhiên, thực tế thì có đến 30 – 40% người bệnh không thể tự khỏi, tình trạng này sẽ thường xuyên tái phát nếu không được kịp thời khắc phục và điều trị.

Đối với trẻ em: Trẻ bị viêm tai giữa có các biểu hiện:

  • Sốt thường ở 39 – 40 độ C, nếu là trẻ lớn sẽ kêu đau tai còn trẻ nhỏ thì lấy tay dụi vào tai, thường xuyên lắc đầu, khó chịu khi được đặt nằm xuống.
  • Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
  • Trẻ nôn trớ, kém ăn, quấy khóc nhiều, co giật, bỏ bú…
  • Sau từ 2 – 3 ngày, màng tai bị thủng khiến mủ tự chảy ra ngoài, trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc không kêu đau tai nữa.
  • Các mảng dịch hoặc mủ đóng vảy xung quanh tai, trẻ mất thăng bằng thường xuyên nghiêng đầu sang một bên.

Đối với người lớn: Ở người lớn, bệnh viêm tai giữa thường có các biểu hiện như:

  • Đau tai, nhức đầu, đau tăng lên khi nằm xuống
  • Khó nghe hoặc không có phản ứng với âm thanh
  • Đau họng, giảm thính giác, thấy có thoát dịch lỏng chảy ra từ tai, thường có màu đục, vàng nhạt hoặc có mủ hôi thối.

CÔNG DỤNG CỦA SÁP ONG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮA

Không phải ngẫu nhiên mà sáp ong lại nhiều người tin tưởng lựa chọn và áp dụng để chữa viêm tai giữa như hiện nay. Theo nghiên cứu, để tạo nên 1kg sáp ong, ong mật phải dùng hơn 3kg mật ong và một lượng nhỏ phấn hóa. Trong sáp ong có chứa các thành phần như: Bioflavonoids, acid phenethyl ester, caffeine, pro-vitamin A, B1, B2, D, E và nhiều khoáng chất khác.

Theo y học hiện đạp, sáp ong giàu các axit béo, este, caffeine… có tác dụng làm thuốc chữa bệnh tốt. Theo Đông y, sáp ong tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ ích trung khí, tăng cường chức năng ngũ tạng, nâng cao thể lực, trị những tổn thương do kim loại gây nên.

Theo dân gian, sáp ong có tính kháng khuẩn, có khả năng kháng sinh, chống sưng viêm và làm ẩm tốt. Được sử dụng chữa bệnh rộng rãi nhất là viêm tai giữa và viêm họng.

HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG SÁP ONG CHỮA VIÊM TAI GIỮA

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, chính vì có chứa các thành phần kháng khuẩn, làm giảm sưng viêm nên sáp ong được sử dụng nhiều trong việc điều trị viêm tai giữa.

Nguyên liệu:

  • 1 cuộn giấy nhỏ, 1 miếng sáp ong.

Cách thực hiện:

  • Lấy sáp ong vắt ráo, bỏ phần mật lấy phần sáp ong, đem đun nóng cho sáp tan ra (không cần thêm nước để đun).
  • Dùng phần sáp ong đã tan ra phết lên tờ giấy đã chuẩn bị, làm nhanh khi còn nóng, để nguội sáp sẽ bị cứng lại.
  • Cuốn giấy thành hình nón, chừa 1 lỗ nhỏ để kê vào tai, cho bệnh nhân nằm nghiêng, hướng phần tai bị viêm lên trên.
  • Đốt phần đầu của giấy để tạo luồng khói như điếu thuốc (không để bùng thành lửa) với mục đích xông hơi tai.
  • Thực hiện liên tiếp 2 – 3 cuộn giấy sáp ong như vậy liên tục trong 10 ngày.

Lưu ý: Không được làm rơi sáp ong vào ống tai, để tránh tàn giấy rơi trên mặt, nên che mặt khi áp dụng phương pháp này.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín

LUU Ý KHI DÙNG SÁP ONG CHỮA VIÊM TAI GIỮA

Khi áp dụng phương pháp này cho người bị viêm tai giữa, cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cách thực hiện và cơ địa của từng người.
  • Nếu áp dụng trong vòng một tuần mà không thấy các dấu hiệu tích cực thì nên điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu.
  • Nhanh chóng đến bệnh viện nếu thấy các dấu hiệu bất thường hay các biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong nói riêng và các phương pháp dân gian nói chung chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh mới khởi phát. Không áp dụng cho trường hợp bệnh nặng vì có thể khiến bệnh diễn tiến nhanh và nghiêm trọng hơn.

Mặc dù chữa viêm tai giữa bằng các phương pháp dân gian ít đem lại tác dụng phụ, nhưng các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên áp dụng biện pháp này.

Thứ nhất, việc dùng sáp ong thổi vào tai dễ làm mất đường dẫn lưu mủ, khiến mủ trong tai bị ứ đọng, không thoát ra ngoài được. Lúc này chúng sẽ tạo áp lực cho màng nhĩ và các dây thần kinh ảnh hưởng đến chuỗi xương con, thủng màng nhĩ, áp-xe não.

Thứ hai, cấu trúc của tai gồm nhiều mạch máu, rất nhạy cảm và liên quan trực tiếp đến chức năng nghe. Do đó, người bệnh cần được kịp thời điều trị và xử lý đúng cách nếu không sẽ rất nguy hiểm. Trong khi đó, sáp ong không có khả năng diệt khuẩn hay điều trị nguyên nhân gây bệnh mà chỉ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Thứ ba, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh việc chữa viêm tai giữa bằng sáp ong là hiệu quả. Nếu đưa các chất không tốt vào tai có thể gây thủng màng tai, nhiễm trùng não…a