Y Sĩ YHCT Sài Gòn Hướng Dẫn Trị Đau Xương Khớp Từ Cây Mắc Cỡ

Đau nhức xương khớp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, từ xa xưa để tránh những tác hại của bệnh này thầy thuốc đã sử dụng những bài thuốc từ cây thảo dược, đặc biệt là cây mắc cỡ

Cây mắc cỡ dùng làm thuốc gọi là hàm tu thảo
Cây mắc cỡ dùng làm thuốc gọi là hàm tu thảo

Bài viết này bạn đọc hãy cùng các Y sĩ Y học cổ truyền từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về cây mắc mỡ cũng như các bài thuốc trị bệnh xương khớp hiệu quả từ loại thảo dược này!

CÂY DƯỢC LIỆU CÓ TÊN HÀM TU THẢO (MẮC CỠ)

Theo khoa học, mắc cỡ thuộc họ trinh nữ (mimoaceae). Cây mắc cỡ còn được gọi với tên khác là trinh nữ, cỏ thẹn hay hom tu thảo Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi, cao khoảng 30-40 cm. Thân cây có gai, lông. Lá kép, thường cụp lại khi chạm vào nó. Đó là lý do tại sao cây này được gọi là mắc cỡ. Cây có hoa rất đặc trưng, hoa mọc ở kẽ lá dạng đầu tròn, có 4 cánh dính nhau ở nữa dưới, 4 nhụy, 4 noãn. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 8. Quả mắc cỡ dạng quả đậu. có nhiều hạt, có nhiều lông cứng.

Theo Đông Y, cây mắc cỡ dùng làm thuốc gọi là hàm tu thảo. Cành là lá được thu hái vào màu khô, dùng tươi hoặc khô, rễ đào quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần, chống viêm, làm an dịu, giảm đau, hạ áp, lợi tiểu.

Theo một số nghiên cứu, cây mắc cỡ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, do đó mắc cỡ thường được dùng trị mất ngủ. Cây mắc cỡ được dùng toàn cây. Tuy nhiên mỗi bộ phận sẽ có dược tính khác nhau:

Cành và lá cây: Có vị ngọt, tính đắng, hơi hàn. Tác dụng an thần, tiêu ích, giải độc. Dùng chữa các bệnh viêm ruột, viêm dạ dày, mất ngủ, trẻ em cam tích.

Rễ cây: Có vị chát, đắng, tính ôn, có độc. Dược liệu này có tác dụng chỉ khái trừ đàm, thông kinh hoạt lạc, hòa vị, tiêu ích. Được dùng nhiều trong chữa viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức, viêm dạ dày mãn tính.

BÀI THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN TRỊ BỆNH TỪ CÂY MẮC CỠ

Ngoài tác dụng an thần, chữa bệnh mất ngủ, mắc cỡ còn dùng chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây dược liệu hàm tu thảo mà các thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ đến bạn. cụ thể như sau:

Chữa đau nhức xương khớp lâu ngày

Chúng ta dùng rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô để dùng dần. Mỗi ngày dùng 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Cho vào nồi cùng với 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Để thấy được tác dụng, mọi người cần dùng 4-5 ngày.

Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại

Để chữa bệnh này, mọi người cần dùng một trong ba bài thuốc sau:

  • Bài 1: Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.
  • Bài 2: Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 3: Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ đào tạo Y sĩ YHCT uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ đào tạo Y sĩ YHCT uy tín

Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp

Sử dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:

  • Bài 1: Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc uống trong ngày.
  • Bài 2: Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.

Thuốc xông tắm chữa viêm khớp

Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 – 40g.

Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại.

  • Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần.
  • Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng cho biết trên đây là những bài thuốc y học cổ truyền, tương đối an toàn cho người dùng. Vì vậy người cần kiên trì dùng thuốc vì một cuộc sống khỏe nhé.