Tìm hiểu bệnh phì đại tiền liệt tuyến cùng với Bs Trường Dược Sài Gòn

Phì đại tiền liệt tuyến là bệnh lành tính. Tuy nhiên, khi tiền liệt tuyến bị u xơ hoặc tăng kích thước sẽ chèn ép vào bàng quang, niệu đạo dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm cho nam giới.

Phì đại tiền liệt tuyến thường gặp ở những người trung niên

Phì đại tiền liệt tuyến thường gặp ở những người trung niên

Sự nguy hiểm của phì đại tiền liệt tuyến

Phì đại tiền liệt tuyến là sự gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt ở nam giới tuổi trung niên, cao niên. Ở độ tuổi trưởng thành kích thước của tuyến tiền liệt ở mức ổn định rộng 4cm, cao 3cm, dày 2,5cm, có khối lượng từ 15-25g. Tuyến tiền liệt có 2 chức năng chính là kiểm soát nước tiểu và tạo ra một số chất có trong tinh dịch để vận chuyển tinh trùng trong quá tình phóng tinh.

Khi người bệnh bị phì đại tiền liệt tuyến thì trọng lượng của nó có thể lên đến hơn 100 gram, lớn hơn gấp 5 lần so với mức bình thường. U xơ tiền liệt tuyến thường diễn biến âm thầm, chỉ khi người bệnh có những triệu chứng bất thường, đi khám mới có thể phát hiện ra bệnh. Khi đó có thể tình trạng rối loạn tiểu tiện kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là suy thận.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết phì đại tiền liệt tuyến

Nguyên nhân gây phì đại tiền liệt tuyến

Nguyên nhân thứ nhất là do thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt không khoa học:

Bệnh u xơ tuyến tiền liệt thường gặp ở những người có cuộc sống thường gặp stress và căng thẳng.

Người có thói quen không uống đủ nước, sống trong môi trường độc hại ô nhiễm, dinh dưỡng không đầy đủ.

 Người có thói quen uống nhiều bia rượu, ăn nhiều chất béo động vật và các chất kích thích, từng bị các bệnh về đường tiết niệu, rối loạn nội tiết, bệnh tuyến giáp … là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh u xơ tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, những người thường ăn đồ cay nóng, ít chất xơ, hút thuốc lá, hoạt động tình dục không đều đặn, quan hệ tình dục không an toàn khiến mắc các bệnh lây nhiễm dẫn đến viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt…

Nguyên nhân thứ hai là do thay đổi trong nội tiết tố nam:

Sự suy giảm tuyến giáp ở nam giới dẫn đến thay đổi hormone trong cơ thể, tạo điều kiện cho DHT (một loại hormone nội sinh, có hoạt tính cao gấp 5 lần hormone nam giới testosterone) tăng sinh, kích thích sự phì đại của tuyến tiền liệt.

Nguyên nhân thứ ba là do sự lão hóa của cơ thể:

Trước tuổi dậy thì, tuyến tiền liệt của nam giới rất nhỏ. Từ tuổi dậy thì, dưới sự tác động của hormone sinh dục nam, tuyến tiền liệt bắt đầu phát triển mạnh, đến lúc 25-30 tuổi thì đạt khoảng 15-20 g và duy trì trong một thời gian dài. Sau khi nam giới bước sang tuổi 40, tuyến tiền liệt phát triển dần, tăng kích thước theo thời gian, theo sự già nua của cơ thể, cộng với các nguyên nhân u xơ tiền liệt tuyến ở trên đã sản sinh ra bệnh.

Dấu hiệu nhận biết phì đại tiền liệt tuyến

Khi khối u xơ tuyến tiền liệt chèn ép vào niệu đạo thì sẽ gây ra triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân với 2 hội chứng đặc trưng được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ như sau:

Hội chứng tắc nghẽn đường tiểu: người bệnh đi tiểu không hết, còn nước tiểu ứ đọng trong bàng quang nên phải gắng sức rặn, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, thậm chí không thành tia, tiểu nhỏ giọt, tiểu bị tắc, đi tiểu lâu và thậm chí là bí tiểu hoàn toàn.

Hội chứng kích thích: bệnh nhân luôn có cảm giác mót tiểu, tiểu không hết, dễ bị tiểu són, có nhu cầu tiểu nhiều cả ngày và đêm,…

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y Dược uy tín chất lượng

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y Dược uy tín chất lượng

Biến chứng của phì đại tiền liệt tuyến

Bí tiểu hoàn toàn: Người bệnh cảm thấy đau quặn dữ dội vùng bụng dưới do bí tiểu. Khi gặp triệu chứng này cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để cấp cứu. Thông thường, các bác sĩ sẽ đặt ống senden để thông tiểu cho bệnh nhân.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nước tiểu không đào thải được sẽ kéo theo hiện tượng nhiễm khuẩn với các biểu hiện tiểu buốt, nước tiểu đục.

Sỏi bàng quang: Nước tiểu ứ đọng, lắng đọng lâu ngày do không được tiểu hết dẫn đến sỏi bàng quang. Sỏi là nơi chứa nhiều vi khuẩn làm tăng khả năng nhiễm trùng tuyến tiền liệt. Ngoài ra, sỏi còn làm cho tình trạng tắc nghẽn đường tiểu trở nên trầm trọng hơn.

Tổn thương bàng quang: Nếu bàng quang chứa đầy nước tiểu lâu ngày, các cơ thành bàng quang sẽ bị giãn ra, bị suy yếu và mất dần chức năng. Niêm mạc bàng quang bị tổn thương, tạo thành các hang lồi lõm trong lòng bàng quang. Một số hang có thể biến thành túi thừa bàng quang, các túi này làm tăng thêm khả năng tạo thành sỏi bàng quang.

Suy thận: Áp lực nước tiểu tăng tác động lên thận sẽ làm giãn đài bể thận, gây thận ứ nước, viêm thận. Nếu diễn biến kéo dài sẽ dẫn đến suy thận và hỏng thận. Ngoài ra, nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể lan đến thận, làm thận bị tổn thương. Đây có thể coi là biến chứng nguy hiểm nhất, làm suy giảm trầm trọng sức khỏe người bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *