Những người phải sử dụng giọng nói thường xuyên như giáo viên, MC hay mắc chứng bệnh viêm thanh quản. Bệnh thường gây khó chịu và nếu không chữa trị kịp thời dễ dẫn tới mạn tính.
Những người thường xuyên giao tiếp dễ bị mắc bệnh viêm thanh quản
Contents
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản
Viêm thanh quản là căn bệnh thường gặp ở những người mà dây thanh quản phải hoạt động nhiều trong đó có nghề giáo. Khi người bệnh bị viêm thanh quản đồng nghĩa với dây thanh bị kích thích và gây viêm nhiễm. Tình trạng này dẫn đến sự biến dạng của các âm thanh.
Đây là nguyên nhân khiến người bệnh bị khàn giọng thậm chí mất giọng, nói không phát ra âm thanh. Không ít thầy cô giáo trong cuộc đời dạy học của mình đã hai, ba lần mắc phải chứng bệnh viêm dây thanh quản.
Đặc biệt với khí hậu lạnh của mùa đông miền Bắc, nếu không giữ ấm cơ thể khi bị viêm họng cũng rất dễ dẫn tới căn bệnh này. Đặc biệt vào khoảng thời gian sau nghỉ hè, những ngày đầu của năm học mới, không ít giáo viên có hiện tượng viêm họng, mất giọng khi thay đổi tần suất nói đột ngột hơn sau thời gian được nghỉ ngơi.
Bắt bệnh viêm dây thanh quản
Trong cổ họng, thanh quản là cơ quan phát âm với cấu tạo dây thanh là 2 nếp gấp của niêm mạc bao bọc phần cơ và sụn. Giọng nói được phát ra chính là nhờ sự đóng – mở của dây thanh, nếu quá trình này diễn ra liên tục, dây thanh sẽ bị viêm hoặc bị kích thích dẫn tới khàn giọng. Họng xuất hiện dịch nhầy, nặng hơn có thể mất tiếng hoàn toàn.
Thầy cô giáo là những người mà tần suất phát ra âm thanh khá nhiều nên rất dễ mắc chứng bệnh viêm dây thanh quản. Đây là một trong những căn bệnh nghề nghiệp của các giáo viên.
Điều nguy hiểm, căn bệnh viêm thanh quản có thể dẫn tới những biến chứng. Theo các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, một số trường hợp viêm thanh quản do nhiễm trùng, sau đó có thể lan sang các bộ phận khác của đường hô hấp. Viêm thanh quản mạn tính có thể gây ung thư vòm họng, ung thư thanh quản… đe dọa tính mạng của người bệnh.
Viêm thanh quản cấp tính chỉ kéo dài trong vài ngày. Các triệu chứng bệnh sau khoảng 7 ngày hoặc kéo dài đến 2 tuần là biến mất sau khi được điều trị về triệu chứng. Nếu các triệu chứng viêm thanh quản kéo dài hơn 3 tuần, thì đây là viêm thanh quản mạn tính và cần được điều trị sớm.
Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở mùa đông, xuân, mùa hè và giáo viên là đối tượng hay mắc nhiều nhất, do đặc thù nghề nghiệp. Khi người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, hoặc lạnh sẽ có các biểu hiện ho khan, viêm họng, sốt…
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Cao đẳng Y Dược uy tín
Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm thanh quản
Mắc bệnh viêm thanh quản, người bệnh sẽ có các triệu chứng như: Các hạch bạch huyết sưng (các tuyến bạch huyết) ở cổ, đau khi nuốt; Người bệnh sẽ có cảm giác đầy trong cổ họng, hoặc sổ mũi, có khi bị mất giọng nói khó khăn trong giao tiếp.
Để phòng tránh bệnh viêm thanh quản mọi người không nên hút thuốc, tránh ngửi phải khói thuốc. Vì khói thuốc sẽ làm khô cổ họng và kích thích dây thanh âm của bạn. Hạn chế rượu và cà phê, điều này khiến bạn mất tổng lượng nước trong cơ thể. Nên uống nhiều nước.
Chất lỏng giúp giữ cho chất nhầy trong cổ họng của bạn mỏng và dễ dàng để làm sạch. Tránh ăn thức ăn cay nóng. Thức ăn cay có thể gây ra axit dạ dày di chuyển vào cổ họng hoặc thực quản, gây ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày (GERD).
Muốn có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau trong chế độ ăn uống của mình. Những loại thực phẩm này chứa các vitamin A, E và C, giúp giữ cho các màng nhầy ở trong cổ họng khỏe mạnh; Nên rửa tay thường xuyên, và tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp..