Những Thông Tin Về Thuốc Olesom S Mà Bạn Cần Biết

Ăt hẳn bạn đã từng nghe hoặc sử dụng thuốc Olesom S, nhưng liệu thực sự bạn có hiểu rõ về những tác dụng, liều dùng hiệu quả hay những tác dụng phụ của thuốc?

Thuốc Olesom S được sử để điều trị các bệnh lý về co thắt phế quản
Thuốc Olesom S được sử để điều trị các bệnh lý về co thắt phế quản

Hãy cùng tìm hiểu về Thuốc Olesom qua bài viết sau đây cùng các chuyên gia của trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhé!

Thuốc Olesom

Thành phần thuốc Olesom

Theo Dược sĩ Sài Gòn, mỗi 5 ml thuốc Olesom S có chứa:

  • Ambroxol hydrochloride
  • Salbutamol
  • Tá dược vừa đủ

Trong đó, Ambroxol hydrochloride là một chất chuyển hóa Bromhexin có tác dụng long đờm và làm tiêu chất nhầy. Và Salbutamol có thể tác động lên cơ trơn và cơ xương, giúp làm giãn phế quản, giãn nở tử cung và chống run.

Chỉ định

Thuốc Olesom S được sử để điều trị các bệnh lý về co thắt phế quản như:

  • Viêm phế quản cấp tính
  • Hen phế quản
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Khí thũng
  • Nút nhày
  • Khó khạc đờm

Một số chỉ định và công dụng khác của thuốc có thể không được liệt kê trên tờ rơi của nhà sản xuất. Do đó, trong trường hợp người bệnh cần tìm hiểu thêm thông tin hoặc cần sử dụng thuốc với mục đích khác, vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên môn hoặc nhà sản xuất.

Chống chỉ định

Thuốc Olesom S chống chỉ định với các trường hợp mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Bên cạnh đó, người bệnh tim nặng không nên sử dụng thuốc, trừ khi bạn nhận được sự hướng dẫn và chăm sóc từ bác sĩ.

Cách dùng và liều lượng thuốc Olesom

Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong tờ rơi của nhà sản xuất trước khi sử dụng thuốc. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Cách dùng:

Dùng thuốc sau bữa ăn. Vì thuốc dạng siro thường hấp thu rất nhanh trong máu. Do đó, uống thuốc trước bữa ăn dễ làm chán ăn, ăn mất ngon.

Không nên uống siro trước lúc đi ngủ. Lượng đường lưu lại trong miệng sẽ phá hủy men răng. Nếu uống thuốc vào buổi tối, hãy tráng miệng bằng nước lọc hoặc đánh răng ngay sau đó.

Sử dụng thuốc theo liều lượng quy định của bác sĩ. Không tự ý bỏ liều hoặc thêm liều khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn.

Liều dùng:

Người lớn: 5 – 20 ml / lần, 3 – 4 lần / ngày

Trẻ em:

  • 2 – 6 tuổi: 2.5 – 5 ml / lần, 3 – 4 lần / ngày
  • 6 – 12 tuổi: 5 ml / lần, 3 – 4 lần / ngày

Cách bảo quản Olesom S

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (20 – 25 độ C) tránh ánh sáng trực tiếp. Không lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Thuốc hết hạn sử dụng cần được vứt bỏ theo quy định. Không bỏ thuốc vào bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Dược chuyên nghiệp

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Olesom S

Dược sĩ Cao đẳng Dược cũng nhấn mạnh, trước khi sử dụng thuốc Olesom S người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn.

Đối tượng thận trọng

  • Người từng có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc các hoạt chất khác, vui lòng thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc Olesom S có thể gây buồn ngủ. Do đó, không vận hành máy móc hoặc lái xe khi sử dụng thuốc.
  • Người bệnh đái tháo đường không nên sử dụng Olesom S

Ngoài ra, một số đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc Olesom S bao gồm:

  • Người mắc bệnh cường giáp
  • Rối loạn nhịp đập thất
  • Rối loạn tuần hoàn động mạch vành
  • Đái tháo đường
  • Bệnh cơ tim tắc nghẽn
  • Ngoài ra, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người cao tuổi và trẻ sơ sinh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Olesom S điều trị bệnh.

Tác dụng phụ của thuốc Olesom S

Trong quá trình sử dụng, thuốc Olesom S có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh
  • Tim đập mạnh
  • Hoa mắt
  • Chóng mặt
  • Ngủ gà
  • Buồn nôn
  • Vã mồ hôi
  • Chuột rút

Tác dụng phụ này thường không nghiêm trọng và nó không cần tiếp nhận điều trị y tế. Tuy nhiên, thuốc Olesom S cũng gây ra một số vấn đề nguy hiểm bao gồm:

  • Co thắt phế quản
  • Khô miệng
  • Kích thích cổ họng
  • Hạ lượng kali trong máu
  • Nhức đầu
  • Sưng phù
  • Hạ huyết áp
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đầy bụng

Đây không phải là danh sách tất cả tác dụng phụ của Olesom S. Do đó, người bệnh nên chủ động thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc

Thuốc Olesom S có thể tương tác với thuốc chẹn beta ví dụ như propranolol hoặc các loại thuốc kích thích khác. Do đó, bạn không nên sử dụng chung các loại thuốc này.

Đây không phải là tất cả các loại thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Olesom S, do đó người bệnh nên thông báo cho bác sĩ danh sách các loại thuốc bạn đang sử dụng. Danh sách này bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung và vitamin.

Xử lý khi quên liều – quá liều thuốc Olesom S

Xử lý khi Quên liều:

Quên liều thường xuyên sẽ làm thuốc mất hiệu quả điều trị. Do đó, người bệnh nên chú ý sử dụng thuốc đúng giờ và liều lượng quy định. Nếu bạn thường xuyên quên liều, hãy suy nghĩ đến việc đặt báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở bạn sử dụng thuốc.

Nếu bạn quên một liều hãy sử dụng thuốc ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, trong trường hợp đã gần đến giờ sử dụng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng thuốc theo liều quy định.

Không dùng gấp đôi liều để bù vào phần đã quên.

Xử lý khi Quá liều:

Thông thường quá một liều sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, quá liều có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Do đó, không được sử dụng thuốc quá liều quy định.

Chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng đưa ra lời khuyên, nếu ai đó vô tình sử dụng thuốc quá liều, hãy gọi cho cấp cứu. Mang theo toa thuốc, vỏ, hộp hoặc nhãn hiệu thuốc mà người bệnh đã sử dụng khi đến bệnh viện.