Những điều bạn cần biết về bệnh tăng huyết áp ở phu nữ

Một quan niệm sai lầm phổ biến là tăng huyết áp hiếm khi ảnh hưởng đến phụ nữ. Tuy nhiên bạn cần biết gần một nửa người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp là phụ nữ

Từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ thường có nguy cơ bị tăng huyết áp nhiều hơn đàn ông
Từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ thường có nguy cơ bị tăng huyết áp nhiều hơn đàn ông

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai qua bài viết sau!

NHỮNG YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ TĂNG HUYẾT ÁP Ở PHỤ NỮ

Từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ thường có nguy cơ bị tăng huyết áp nhiều hơn đàn ông. Tăng huyết áp không liên quan đến giới tính, nhưng trong suốt cuộc đời của người phụ nữ, các vấn đề về sức khoẻ như mang thai, ngừa thai và mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp.

Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến huyết áp của phụ nữ

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thuốc tránh thai làm tăng huyết áp ở một số phụ nữ. Khả năng mắc bệnh tăng huyết áp tăng lên khi người phụ nữ đó thừa cân, từng bị tăng huyết áp trong suốt thời gian tiền sản, có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp hoặc bệnh thận nhẹ. Sử dụng thuốc ngừa thai và hút thuốc lá đặc biệt nguy hiểm đối với một số phụ nữ.

Trước khi uống thuốc tránh thai, bạn nên:

  • Gặp bác sĩ để biết rõ về những yếu tố nguy cơ có thể xảy ra
  • Đảm bảo bác sĩ có kiểm tra huyết áp trước khi kê các toa thuốc ngừa thai cho bạn.
  • Kiểm tra huyết áp định kỳ 6 tháng một lần.

Mang thai và tiền sử bị tăng huyết áp

Làm theo lời khuyên của bác sĩ và kiểm soát huyết áp một cách cẩn thận có thể giúp đảm bảo quá trình mang thai của bạn bình thường và đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh. Tuy nhiên, tăng huyết áp có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu bạn đang dùng thuốc và muốn có thai, trước tiên hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn cũng nên nhớ rằng nếu bạn đã bị tăng huyết áp, mang thai có thể làm cho bệnh nặng hơn.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, mỗi phụ nữ sẽ có tình trạng sức khỏe khác nhau, vậy nên bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người. Hầu hết những phụ nữ bị tăng huyết áp nên tuân theo các biện pháp phòng ngừa này trước khi mang thai:

  • Kiểm soát tốt huyết áp của bản thân.
  • Xem xét chế độ ăn uống và hạn chế muối.
  • Tập thể dục, hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp và cải thiện sức khỏe của bạn.
  • Nếu bạn thừa cân, cần giảm cân để giúp bạn có thai kì an toàn hơn và sức khỏe em bé tốt hơn.
  • Không hút thuốc lá.
  • Không uống rượu.

Theo các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp (hoặc bất kỳ thuốc nào khác), hãy hỏi bác sĩ về tất cả các thuốc mà bạn đang dùng bao gồm các thuốc bổ sung và thực phẩm chức năng. Không được tự ý ngưng uống thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Kiểm soát tốt huyết áp của bạn trong khi mang thai có thể ngăn ngừa:

  • Tổn thương thận và các cơ quan khác.
  • Trẻ sinh nhẹ cân và sinh non
Kiểm soát tốt huyết áp của bạn trong khi mang thai
Kiểm soát tốt huyết áp của bạn trong khi mang thai

HUYẾT ÁP TRONG THỜI KỲ MANG THAI

Một số phụ nữ chưa từng bị tăng huyết áp trước đó nhưng lại bị tăng trong thời gian mang thai. Nếu tình trạng tăng huyết áp này xảy ra sau 20 tuần mang thai, nó được gọi là tăng huyết áp thai kỳ, một dạng tăng huyết áp thứ phát do thai kỳ và thường biến mất sau khi sinh. Nếu người mẹ không được điều trị, tình trạng huyết áp cao có thể nguy hiểm cho cả mẹ và con. Đó là lý do tại sao bác sĩ thường theo dõi huyết áp của người phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Chứng tiền sản giật

Tiền sản giật (đôi khi được gọi là ngộ độc máu thai kỳ) là một tình trạng liên quan chặt chẽ đến tăng huyết áp thai kỳ, thường bắt đầu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tiền sản giật được đặc trưng bởi triệu chứng tăng huyết áp và tăng protein trong nước tiểu. Sanh là phương thức điều trị duy nhất cho chứng tiền sản giật.

Tiền sản giật có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con vì:

  • Tổn thương nhau thai
  • Tổn thương thận, gan và não của người mẹ.
  • Gây ra các biến chứng ở thai nhi như trẻ sinh nhẹ cân, sanh non và thai chết lưu.

Phòng ngừa tăng huyết áp thai kì hay tiền sản giật

Theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, không có biện pháp nào được chứng minh có thể ngăn ngừa tăng huyết áp hoặc tiền sản giật ở thời kỳ thai nghén và không có xét nghiệm nào dự đoán hoặc chẩn đoán những tình trạng này. Chỉ có đi khám bác sĩ thường xuyên mới có thể xác nhận cho bạn rằng bạn đang có 1 thai kì khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp của bạn và kiểm tra nồng độ protein trong nước tiểu của bạn. Để mang thai khỏe mạnh, bạn nên:

  • Chăm sóc sức khỏe từ lúc bắt đầu mang thai và phải khám thai định kì theo lịch hẹn
  • Hãy theo dõi huyết áp tại nhà.
  • Kiểm soát huyết áp của bạn bằng cách hạn chế lượng muối ăn vào và vận động cơ thể thường xuyên.

Trên đây là những thông tin về bệnh tăng huyết áp ở phu nữ mà các bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ cụ thể đến bạn đọc!