Thiếu máu ở phụ nữ là tình trạng không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đi khắp cơ thể, và có một số dấu hiệu để nhận biết được tình trạng này
- Phòng ngừa và quản lý nhiễm vi-rút viêm gan b ở người lớn nhiễm hiv
- Bệnh basedow và những điều cần biết
Contents
Dấu hiệu nhận biết thiếu máu ở phụ nữ
Một người bị bệnh thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ thiếu máu nhẹ hay nặng mà có các biểu hiện khác nhau, nhưng nếu có những dấu hiệu mà giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ dưới đây thì bạn tuyệt đối không được bỏ qua.
– Nếu phụ nữ bị thiếu máu, da mặt của họ sẽ trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống.
– Thiếu máu khiến mọi người bị mất ngủ bởi lượng máu lên tim không đủ.
– Mắt bị khô, mí mắt nặng và quầng thâm dưới mắt lộ rõ.
– Tình trạng tóc cũng là dấu hiệu của sự thiếu máu. Nếu tóc bị vàng, khô và dễ rụng thì đây cũng là một trong những triệu chứng của việc thiếu máu.
– Nếu lượng máu cung cấp đủ, vành tai sẽ luôn ở trạng thái tròn và đầy đặn. Ngược lại, nếu vành tai có màu nhợt nhạt, xỉn màu và có lốm đốm thì có nghĩa rằng bạn có thể đang bị thiếu máu.
– Nếu tay chân lạnh hơn bình thường, đây có thể là dấu hiệu thiếu sắt hoặc thiếu máu. Lý do là vì khi thiếu máu, cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Sắt giúp các tế bào máu này cung cấp nhiệt và chất dinh dưỡng cho các tế bào còn lại của cơ thể, vì vậy khi bị thiếu máu, bạn sẽ cảm thấy lạnh hơn.
– Nồng độ hemoglobin trong máu thấp làm cho tim hoạt động khó hơn bình thường trong việc bơm máu khắp hệ thống cơ thể. Chuyên gia ngành điều dưỡng chia sẻ tim sẽ phải làm việc hết sức cố gắng để cung cấp đủ oxy cho chúng ta sử dụng, do đó có thể dẫn đến nhịp tim không đều. Thiếu máu cũng làm giảm lưu lượng máu đến thận, dẫn đến lưu giữ nước, điều này thậm chí còn gây căng thẳng hơn nữa cho tim.
– Móng tay dễ gãy hoặc mọc dài theo hình dạng khác thường, đây có thể là một triệu chứng của bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, không nhiều người biết điều này.
– Môi bị nứt nẻ – Phần lớn chúng ta cho rằng, môi khô hoặc nứt nẻ là do nhiệt độ lạnh và uống ít nước. Nhưng thực tế, thiếu máu cũng gây ra tình trạng này.
– Khi có ít tế bào hồng cầu khỏe mạnh lưu thông, tim phải làm việc nhiều hơn. Kết quả là tim đập nhanh hơn bình thường và gây cảm giác đau ngực.
Vậy để cải thiện tình trạng thiếu máu, bạn nên cải thiện gì?
Cải thiện chế độ ăn uống: Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết nhiều loại bệnh thiếu máu không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể tránh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách chọn một chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại vitamin và các chất dinh dưỡng, bao gồm: Sắt, Folate, Vitamin B-12, Vitamin C…
Cải thiện giấc ngủ: Một trong những trạng thái ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiếu máu là chất lượng giấc ngủ, vì vậy nếu thức khuya nó sẽ làm tăng tình trạng thiếu máu. Ngoài việc bỏ thói quen thức khuya, đi ngủ đúng giờ thì việc ngủ trưa cũng là một việc rất quan trọng, đặc biệt từ 11 giờ đến 13 giờ trưa, chỉ cần khoảng 15 phút là đủ.
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao: Mặc dù việc thiếu máu không phù hợp với việc tập các bài tập có cường độ cao, nhưng những bài tập nhẹ nhàng vẫn có lợi ích nhất định để cải thiện sức khỏe. Yoga, đi bộ nhẹ nhàng… là những lựa chọn hoàn hảo.