Nguyên nhân hình thành và biện pháp điều trị bệnh lý thần kinh tiết niệu

Đường tiểu dưới là nơi lưu trữ và tống xuất nước tiểu, được chi phối bởi hệ thần kinh và hoạt động của bàng quang. Bất kể bất thường nào liên quan phần thần kinh đó có thể gây ra các triệu chứng thần kinh tiết niệu

Bệnh lý thần kinh tiết niệu
Bệnh lý thần kinh tiết niệu

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ về bệnh lý thần kinh tiết niệu qua bài viết dưới đây!

BỆNH LÝ THẦN KINH TIẾT NIỆU

Tùy theo mức độ và vị trí tổn thương, một loạt các rối loạn đường tiểu dưới có thể xảy ra . Hơn nữa, các triệu chứng thần kinh-tiết niệu có thể gây ra các biến chứng lâu dài: suy giảm chức năng thận, nhiễm khuẩn tiết niệu.

Điều quan trọng là xác định được triệu chứng bệnh, và nguy cơ xảy ra các biến chứng sau đó.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LÝ THẦN KINH TIẾT NIỆU

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các triệu chứng thần kinh tiết niệu gây bởi do nhiều bệnh lý và nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến hệ thần kinh chi phối hoạt động đường tiểu dưới. Dưới đây là một số tình trạng có nguy cơ cao gây ra các rối loạn đó:

  • Tổn thương ở cầu não hoặc vùng trên cầu não:
  • Tai biến mạch máu não
  • Sa sút trí tuệ (bệnh Alzheimer chiếm 80%): Chiếm 6,4% người lớn trên 65 tuối.
  • Bệnh Parkinson: Đứng thứ 2 sau Alzheimer trong nhóm sa sút trí tuệ
  • U não: Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào vi trí khối u. Trong đó tiểu ngắt quẵng chủ yếu liên quan đến vùng thùy trán.
  • Chậm phát triển tâm thần và bại liệt (như chấn thương chu sinh, nhiễm khuẩn từ mẹ sang thai, bệnh lý chuyển hóa, bất thường về gen và bại liệt)
  • Tổn thương hay bệnh lý giữa từ hành não đến tủy cùng:
  • Chấn thương tủy sống
  • Thoát vị tủy- màng tủy và khiếm khuyết ống thần kinh: Tật nứt đốt sống bẩm sinh và khuyêt ống thần kinh, trong đó thể lưng và thắt lưng cùng chiếm phổ biến (50%)
  • Tổn thương và bệnh lý thần kinh ngoại biên:
  • Bệnh lý cột sống: Thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống (chủ yếu ở phụ nữ trên 45 tuổi).
  • Tổn thương trong khung chậu: Ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung, phẫu thuật lạc nội mạc tử cung.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên liên quan đến: Tiểu Đường, vấn đề nghiện rượu, zona thần kinh thắt lưng cùng, herpes sinh dục, hội chứng Gullian-Barré, sarcoidosis,…
  • Bệnh lý tổn thương lan tỏa
  • Đa xơ cứng: 80% trong số họ có triệu chứng thần kinh- tiết niệu sau 10 năm, 10% bệnh nhân có rối loạn khi đi tiểu khi khởi phát bệnh.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH LÝ THẦN KINH TIẾT NIỆU

Các bệnh nhân bị rối loạn thần kinh- tiết niệu thường biểu hiện ra các triệu chứng của đường tiểu dưới như:

  • Tăng số lần đi tiểu trong ngày: thông thường số lần đi tiểu vào khoảng 8 lần/ ngày.
  • Tiểu nhiều vào ban đêm: Phải thức dậy vào ban đêm 1, 2 lần hoặc hơn để đi tiểu
  • Tiểu gấp: Phải đi tiểu ngay khi buồn mà không nhịn được.
  • Tiểu rắt: Tiểu rỉ ra không tự chủ có thể xuất hiện khi gắng sức, hoặc khi ho hặt hắt hơi.
  • Rối loạn cảm giác bàng quang:
  • Bình thường: khi bằng quang đầy, con người sẽ càng có cảm giác muốn đi tiểu.
  • Tăng cảm giác: khi bằng quang chưa được đầy, mà bệnh nhân đã có cảm giác muốn đi tiểu ngay lập tức.
  • Giảm cảm giác: mặc dù bằng quang căng đầy, nhung bệnh nhân không có cảm giác muốn đi tiểu.
  • Mất cảm giác: không có cảm giác bàng quang căng nước tiểu.
  • Rối loạn khi đi tiểu:
  • Tia tiểu yếu.
  • Tiểu ngắt quẵng: Khi đi tiểu, tia tiểu không thành dòng liên tục.
  • Tiểu khó: khó khăn khi bắt đầu đi tiểu.
  • Tiểu gắng sức: Phải dùng cơ để bắt đầu, duy trì dòng nước tiểu.
  • Sau khi đi tiểu:
  • Cảm thấy không thoải mái, tiểu chưa hết.
  • Sau khi tiểu vẫn còn dòng tiểu yếu chảy ra không tự chủ sau đó
  • Cảm thấy đau, không thoải mái, căng tức vùng đường tiểu dưới
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín

PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ THẦN KINH TIẾT NIỆU

Bác sĩ giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết bệnh lý thần kinh tiết niệu có nhiều phương pháp điều trị, cụ thể:

  • Điều trị bảo tồn hỗ trợ tống xuất nước tiểu: Kích thích phản xạ đi tiểu không được khuyến cáo khi có bệnh nguyên gây tăng áp lực trong bàng quang. Chỉ khi không có hoặc đã phẫu thuật giải phóng tình trạng tắng nghẽn ở đầu ra thì mới lựa chọn phương pháp này.
  • Phục hồi chức năng: Luyện tập cơ sàn chậu, kích thích điện vùng sàn chậu, liệu pháp phản hồi sinh học–biofeedback có thể đem lại hiệu quả.
  • Điều trị nội khoa:
  • Khuyến cáo điều trị thuốc: Đối với rối loạn cơ vòng bàng quang hoạt động quá mức do thần kinh, thuốc đối kháng hệ Muscarinic là lựa chọn đầu tiên, có thể sử dụng đường tiêm qua da hoặc tiêm trong cơ bàng quang. Đối với cơ vòng hoạt động kém, không nên dùng thuộc kích thích phó giao cảm. Trong trường hợp tiểu không tự chủ khi gắng sức, không nên điều trị thuốc.
  • Khuyến cáo điều trị không xâm lấn tối thiểu
  • Đặt dẫn lưu ngắt quãng: Được dùng với bệnh nhân có không thể đi tiểu hết, nên đặt dẫn lưu bằng phương pháp vô khuẩn, không nên đặt dẫn lưu trên xương mu.
  • Tiêm độc tố Botulium vào trong cơ vòng bàng quang là phương pháp hiệu quả nhất để giảm tình trạng cơ vòng bàng quang cường tính do thần kinh.
  • Thủ thuật mở cơ thắt là điều trị tiêu chuẩn đối với rối loạn đồng vận cơ thắt.
  • Mở cổ bàng quang hiệu quả trogn điều trị xơ hóa cổ bàng quang.

Ngoài ra, bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng nhắc đến phương pháp điều trị phẫu thuật: Để cải thiện tình trạng cơ vòng hoạt động quá mức có thể tiến hành phẫu thuật mở rộng bàng quang (bladder augmentation) hoặc làm lớn tự bàng quang/ xẻ cơ bàng quang (destrusor myectomy). Ơ nam giới có triệu chứng tiểu không tự chủ khi gắng sức có thể tiến hành phẫu thuật tạo hình cơ thắt nhân tạo.