Lộ trình phục hồi chức năng cho người tai biến mạch máu não

Với người bị tai biến mạch máu não, phục hồi chức năng có ý nghĩa rất lớn giúp người bệnh kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng cuộc sống sau này.

Tập phục hồi chức năng cho người tai biến mạch máu não rất quan trọng

Tập phục hồi chức năng cho người tai biến mạch máu não rất quan trọng

Mục đích của việc tập luyện

Giúp bệnh nhân có khả năng di chuyển và tự mình bước đi, có khả năng tự làm lấy những động tác thường ngày. Đồng thời để bệnh nhân trở lại với công việc cũ hay nghề nghiệp mới để kiếm tiền, hòa nhập xã hội.

Trong trường hợp liệt nặng hoàn toàn nên tập thụ động tại giường. Tập tất cả các khớp từ khớp ở ngón tay, ngón chân đến các khớp lớn như khớp vai, khớp háng. Tập mỗi lần 15-30 phút, ngày 2 – 3 lần. Trong trường hợp liệt bán phần, người bệnh còn cử động được nhưng khó khăn, cần tập trợ giúp nghĩa là cho người bệnh tập bình thường, khi thấy động tác nào khó khăn giúp cho người bệnh cử động hết tầm hoạt động của khớp. Trong những trường hợp này đôi khi phải dùng thêm dụng cụ trợ giúp.

Còn nếu liệt nhẹ người bệnh còn tự sinh hoạt được, có thể tự tập luyện theo hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu, vài lần sau tự tập. Khi thuần phục cần học thêm những bài tập khác cao cấp hơn. Lưu ý tập dáng đi đúng đẹp, không cần đi nhanh. Tránh dáng đi tự phát, không nhấc chân lên cao dáng đi chân phát cỏ.

Nguyên tắc tập luyện phục hồi chức năng

Theo kinh nghiệm của các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tai biến mạch máu não tập vận động càng sớm càng tốt, trong vòng 24-48 giờ đã cho bệnh nhân ngồi (trừ những trường hợp chống chỉ định). Để tránh được những biến chứng có thể gây tử vong như viêm phổi, tắc tĩnh mạch sâu… Ngồi sớm, tập sớm các hoạt động trị liệu (những bài tập theo chức năng như cách uống nước, cách dùng khăn lau mặt, với tay lấy đồ…), âm ngữ trị liệu đều là những bài tập cần được áp dụng sớm cho những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, giúp bệnh nhân hồi phục tốt nhất các chức năng trước khi mắc bệnh.

Tại bệnh viện:

Tuần đầu tiên, đánh giá khả năng nuốt và trợ giúp cho bệnh nhân những hoạt động của cuộc sống hàng ngày. Tuần thứ 2 đến tuần thứ 6, rèn luyện cho bệnh nhân dùng một tay để làm các công việc như mặc quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh. Cho bệnh nhân rèn luyện ở tay bị liệt, dùng vai và khuỷu tay để trợ giúp cho những động tác như cầm, nắm và kéo. Cho tập luyện có theo dõi và trợ giúp ở những khoảng cách khoảng 10m.

Đào tạo vật lý trị liệu và phục hồi chức năng tại Sài Gòn

Đào tạo vật lý trị liệu và phục hồi chức năng tại Sài Gòn

Ở nhà sau khi nằm viện:

Tháng thứ 1 đến tháng thứ 6, tập cho bệnh nhân đi bộ mỗi ngày khoảng 5 phút; cho tập những động tác như cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, tập cầm nâng những đồ vật kích cỡ, nặng nhẹ khác nhau. Mỗi ngày tập luyện khoảng 20 phút cho đến khi bệnh nhân có thể tự làm được động tác này. Nếu bệnh nhân không thể tự làm, có thể dùng các dụng cụ trợ giúp tay hoặc chân. Cho bệnh nhân tập theo các dụng cụ này.

Ngoài 6 tháng, tăng cường đi bộ. Nếu bệnh nhân mất tiếng nói, nên cho nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, rồi ngay lập tức cho bệnh nhân tập kể lại câu chuyện. Tập những kỹ năng này với mức độ khó tăng dần, khoảng 20 giờ mỗi tuần. Khoảng 20% bệnh nhân có mất tiếng nói sau tai biến mạch máu não. Việc điều trị cho bệnh nhân mất tiếng nên bắt đầu từ sớm, ngay trong 3 tháng đầu tiên. Các chuyên gia tiếng nói khi tập luyện cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu cần có sự tham gia của những người thân trong gia đình hoặc những người tình nguyện. Họ chính là những người sẽ tiếp tục giúp đỡ cho bệnh nhân ở giai đoạn sau. Thời gian cho tập luyện tiếng nói phải 40-100 giờ, trong 3 tháng đầu tiên.

Sự hồi phục thường cơ thể chỉ có ở những bệnh nhân có tổn thương mức độ trung bình. Với những bệnh nhân bị tổn thương mức độ nặng, sự hồi phục gần như là không có. Với những bệnh nhân bị liệt nửa người, phải tập luyện những động tác hỗ trợ, như tự chuyển từ giường qua xe lăn hoặc tự di chuyển bằng kỹ năng dùng một tay. Sự tập luyện tích cực với cường độ cao 16 giờ hoặc hơn mỗi tuần có tác dụng hồi phục tốt hơn hẳn những bệnh nhân chỉ tập luyện vài giờ mỗi tuần.

Nên tập luyện sớm tay ngay khi tay có thể tự di chuyển được chút ít. Nếu như tay không di chuyển được trong vòng 6 tuần đầu, hầu như sẽ không thể hồi phục được. Nên tập tay 3-6 giờ một ngày, trong khoảng 3-6 tuần sau tai biến. Việc dùng điện châm có thể giúp cho bệnh nhân tăng được lực co cơ, hỗ trợ động tác duỗi và gấp tay. Tuy nhiên, nếu chỉ châm cứu đơn thuần thì khả năng cải thiện ít hơn.