Làm thế nào để phân biệt sốt phát ban với sốt xuất huyết?

Vì sốt xuất huyết triệu chứng hầu như tương tự với các bệnh sốt phát ban khác, do vậy dễ gây nhầm lẫn, làm sai lầm trong theo dõi và điều trị. Vậy có cách nào để phân biệt chúng?

Nhiều người hay nhầm lẫn sốt phát ban và sốt xuất huyết

Nhiều người hay nhầm lẫn sốt phát ban và sốt xuất huyết

Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban

Với các đặc điểm sốt kèm đau nhức cơ, đau đầu, phát ban…có thể nhận ra hầu như sốt xuất huyết rất giống với các dạng sốt siêu vi hay sốt phát ban lành tính khác. Để phân biệt được bệnh cần theo dõi triệu chứng và các dấu hiệu đặc biệt.

Sốt phát ban: sốt cao nhưng là sốt từng cơn, kèm theo các triệu chứng viêm hô hấp trên như ho, chảy nước mũi, đau họng… Ban trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi căng da. Nếu ban còn hoặc mất rất chậm thì có thể là sốt xuất huyết.

Sốt siêu vi cũng có triệu chứng tương tự như vậy, với các biểu hiện sốt cao kèm viêm hô hấp trên, đau nhức toàn thân, có thể có hoặc không có phát ban.

Ban trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi căng da. Nếu ban còn hoặc mất rất chậm thì có thể là sốt xuất huyết

Các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết cách tốt nhất để phân biệt các loại sốt này là đến cơ sở y tế để được xét nghiệm máu. Công thức máu trong bệnh sốt xuất huyết sẽ thấy bạch cầu, tiểu cầu giảm, xét nghiệm kháng nguyên dương tính. Còn các sốt còn lại hầu như công thức máu bình thường, kháng nguyên sốt xuất huyết âm tính.

Ban trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi căng da. Nếu ban còn hoặc mất rất chậm thì có thể là sốt xuất huyết.

Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây ra do virus herpes 6 hoặc 7. Bệnh thường vô hại và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng. Có nhiều loại sốt phát ban, trong đó có 2 loại phổ biến là ban đỏ và ban đào.

Những triệu chứng sốt phát ban thường thể hiện ra từ 1 đến 2 tuần sau khi mắc bệnh. Đôi khi, các dấu hiệu có thể không thấy hoặc triệu chứng nhẹ; biểu hiện của bệnh có thể bao gồm:

Sốt: Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là sốt cao trên 39,4°C ngay khi nhiễm bệnh. Đối với sốt phát ban ở trẻ, các triệu chứng có thể là viêm họng, sổ mũi, ho đi kèm với sốt. Bạn cũng sẽ thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của trẻ. Sốt sẽ kéo dài khoảng 3-5 ngày.

– Phát ban: Trong phần lớn các trường hợp, phát ban có thể theo sau những cơn sốt, da trẻ sẽ xuất hiện các đốm đỏ nhỏ bằng hoặc bị sưng lên. Một số đốm có thể có một vòng màu trắng bao quanh nó. Phát ban ở trẻ em sẽ lan rộng từ từ bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng tới cổ và cánh tay. Chúng có thể không lan tới chân và mặt, thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây bất kì sự khó chịu nào cho trẻ.

Một số dấu hiệu và triệu chứng sốt phát ban khác có thể bao gồm: Khó chịu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; Tiêu chảy nhẹ; Chán ăn

Chăm sóc bệnh nhân sốt phát ban

 – Không để người bệnh ở nơi chật kín, tù túng và ẩm ướt; không đến những nơi công cộng, đông người.

– Không để trẻ dùng tay gãi lên da và thận trọng khi tắm rửa. Khi bị sốt phát ban, cơ thể còn rất yếu, cho nên khi tắm rửa không cẩn thận, trẻ sẽ dễ bị cúm hoặc chuyển sang các bệnh nghiêm trọng khác.

– Không cho trẻ tiếp xúc với các loại nước tẩy rửa, sữa tắm, môi trường ô nhiễm từ khói bụi, hóa chất, lông thú nuôi trong nhà để bệnh không có cơ hội tiến triển nặng.

– Không mặc quần áo bó sát người, chất liệu vải dễ gây kích ứng da; không ăn trứng, thực phẩm khó tiêu, nước lạnh, nước đá và kem.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Xét nghiệm uy tín chất lượng

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Xét nghiệm uy tín chất lượng

Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Hiện tại sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu nhằm vào triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu cần nhập viện.

Với sốt xuất huyết nhẹ có thể được điều trị ngoại trú nhưng cần tuyệt đối tuân thủ lời dặn của bác sĩ, sử dụng thuốc hạ sốt và uống nhiều nước cùng với đó là theo dõi các dấu hiệu nặng lên của bệnh như: nôn ói nhiều, chảy máu tiêu hóa, chảy máu cam hay chảy máu chân răng khó cầm, đau bụng dữ dội…khi có các dấu hiệu trên thì cần đến ngay cơ sở y tế. Còn các tình trạng nặng hơn thì cần được nhập viện để theo dõi.

Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết

Bị sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị lại, mặc dù sau khi mắc sốt xuất huyết cơ thể sẽ tạo ra kháng thể. Nhưng có đến 4 tuýp virus cho nên sau khi mắc bạn vẫn có thể mắc lại.

Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh để muỗi đốt thông qua việc ngủ mùng, tiêu diệt muỗi, không để cho muỗi có cơ hội sinh sôi.

Cách phòng bệnh tốt nhất là tránh để muỗi đốt thông qua việc ngủ mùng, tiêu diệt muỗi, không để cho muỗi có cơ hội sinh sôi

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết: Tốt nhất là tránh để muỗi đốt thông qua việc ngủ màn, tiêu diệt muỗi, không để cho muỗi có cơ hội phát triển:

Truyền dịch: người bệnh không nên tự ý truyền dịch tại nhà vì có thể dẫn đến biến chứng như phù phổi, suy tim do quá tải dịch. Truyền dịch chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế và được theo dõi chặt chẽ.

Đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết: không chỉ trẻ em, mà cả người lớn cũng có nguy cơ bị sốt xuất huyết khi bị muỗi đốt. Do vậy, không nên chủ quan với tình trạng sốt cao kèm các biểu hiện đau đầu, đau nhức cơ khớp toàn thân.

Tóm lại, sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Cần cẩn thận phân biệt sốt xuất huyết với các tình trạng sốt siêu vi, sốt phát ban lành tính khác để có thái độ theo dõi phù hợp. Cách phòng bệnh tốt nhất là không để muỗi có cơ hội truyền bệnh, thông qua việc tiêu diệt lăng quăng, thuốc diệt muỗi, ngủ màn.