Kỹ thuật viên hình ảnh Y học lưu ý Chụp X-quang cổ tay

Để Bác sĩ chẩn đoán chính xác Bệnh nhân có trật khớp, gãy xương hoặc các bệnh như nhiễm trùng, viêm khớp, u xương, loãng xương,… gây nên thì cần phải chụp X-quang cổ tay để kiểm tra các tổn thương

Kỹ thuật viên hình ảnh Y học lưu ý Chụp X- Quang cổ tay
Kỹ thuật viên hình ảnh Y học lưu ý Chụp X-quang cổ tay

Kỹ thuật viên hình ảnh Y học Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: X-quang là dạng bức xạ năng lượng cao, giống như ánh sáng hoặc sóng vô tuyến. Máy X-quang phát ra các chùm tia X đi qua các vật thể, bao gồm cả cơ thể con người bao gồm những mô dày đặc trong cơ thể như xương,… hay các mô ít dày đặc như cơ bắp,… sẽ hiển thị rõ nét trên ảnh giúp bác sĩ dựa vào đó để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Quá trình chụp X–quang cổ tay này được các kỹ thuật viên hình ảnh Y học thực hiện nhanh chóng và được bác sĩ có kinh nghiệm đọc kết quả rồi kết luận bệnh bằng những kiến thức chuyên môn về chẩn đoán hình ảnh y khoa. Chụp X-quang cổ tay là một phương pháp tiến bộ của nền y học, thường xuyên được các Bác sĩ chỉ định thực hiện, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến xương, khớp vùng bàn tay. Chụp X-quang cổ tay ít tốn kém về thời gian và tiền bạc, còn mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh.

Quy trình thực hiện chụp X-quang cổ tay

Trước khi chụp X-quang cổ tay thì Bác sĩ sẽ khám cho bệnh nhân để kiểm tra sức khoẻ và cảnh báo cho người bệnh về một số lưu ý trước khi thực hiện chụp X-quang như sau:

  • Bs Khám kiểm tra nếu phát hiện là Bệnh nhân đang mang thai thì đây là đối tượng không nên chụp X-quang vì có thể ảnh hướng xấu đến thai nhi;
  • Nới lỏng áo ở vị trí cổ tay để thuận tiện cho việc chụp X-quang;
  • Nếu cổ tay có đeo trang sức thì nên gỡ bỏ bởi kim loại có thể ngăn cản tia X đi qua cơ thể, cản trở đến việc thực hiện kỹ thuật chụp X-quang;
  • Trước khi bắt đầu chụp X-quang, kỹ thuật viên hình ảnh y khoa có thể yêu cầu bệnh nhân mặc trang phục của bệnh viện.
  • Trong khi chụp X-quang cổ tay, kỹ thuật viên hình ảnh Y tế sẽ hướng dẫn người bệnh để vị trí cổ tay nằm phẳng trên bàn chụp. Có thể để yên và nín thở trong vài giây để hình ảnh không bị nhòe, chụp rõ nét giúp cho việc chẩn đoán kết quả chính xác hơn.
  • Chụp X-quang được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng, không gây đau đớn hay tổn thương cho người bệnh.
  • Sau khi chụp X-quang, kỹ thuật viên hình ảnh y học sẽ hướng dẫn người bệnh đến chờ trong quá trình để xử lý hình ảnh X-quang. Trong trường hợp kỹ thuật viên thấy cần thiết để đảm bảo hình ảnh rõ nét hơn thì sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang cổ tay lại lần nữa.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Kỹ thuật hình ảnh Y học Sài Gòn học ngoài giờ hành chính
Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học Sài Gòn học ngoài giờ hành chính

Bác sĩ chỉ định thực hiện chụp X-quang cổ tay đối với các trường hợp nào?

  • Chụp X–quang để xác định nguyên nhân vùng cổ tay bị đau của người bệnh;
  • Theo dõi tiến triển của bệnh nhân;
  • Theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị;
  • Phát hiện một số bệnh như: gãy hoặc nứt xương, nhiễm trùng, viêm khớp, u xương, loãng xương, dị tật xương, tụ dịch trong khớp,…

Bác sĩ sẽ kết luận sau khi người bệnh thực hiện chụp X-quang cổ tay

Chụp X-quang cổ tay cho kết quả bình thường khi:

  • Các xương, khớp và các mô mềm bình thường;
  • Không có sự hiện diện của dị vật;
  • Cấu trúc các khớp bình thường;
  • Các bộ phận của khớp đều nằm ở vị trí chính xác.

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh kết quả bất thường khi:

  • Phát hiện dị vật như thủy tinh, kim loại;
  • Nứt hoặc gãy xương;
  • Xuất hiện khối u;
  • Các bệnh như: viêm khớp, nhiễm trùng, tụ máu, mủ, bệnh Gout, bệnh Paget,…
  • Trật khớp.

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn