Hội Chứng Mạch Vành Cấp Tính: Những Nguy Cơ Và Triệu Chứng Cần Biết

Hội chứng mạch vành cấp tính là căn bệnh nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị khẩn cấp. Vậy có những nguy cơ nào gây bệnh và triệu chứng của hội chứng mạch vành cấp tính là gì?

Hội chứng mạch vành cấp thường xuất phát từ sự tích tụ các lắng đọng mỡ

Hội chứng mạch vành cấp thường xuất phát từ sự tích tụ các lắng đọng mỡ

Hội chứng mạch vành cấp tính là bệnh gì?

Hội chứng mạch vành cấp tính (tên tiếng anh là Acute Coronary Syndrome) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một loạt các tình trạng liên quan đến giảm lưu lượng máu đi tới tim đột ngột.

Một trong những tình trạng của hội chứng mạch vành cấp tính đó là nhồi máu cơ tim (đau tim) – khi tế bào chết dẫn đến các mô tim bị tổn thương hoặc phá huỷ. Ngay cả khi hội chứng mạch vành cấp không gây chết tế bào, lưu lượng máu giảm làm thay đổi chức năng của tim và gây nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Mục tiêu điều trị bao gồm cải thiện lưu lượng máu, điều trị các biến chứng và ngăn ngừa các vấn đề xảy ra trong tương lai.

Nguyên nhân gây nên hội chứng mạch vành cấp tính?

Hội chứng mạch vành cấp thường xuất phát từ sự tích tụ các lắng đọng mỡ (mảng bám) bên trong và trên các thành động mạch vành, mạch máu cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ tim. Khi một mảng bám lắng đọng vỡ hoặc tách ra, sẽ hình thành cục máu đông. Cục máu đông này làm tắc nghẽn sự lưu thông máu tới cơ tim.

Khi lượng ôxy cung cấp cho tế bào quá thấp, các tế bào cơ tim có thể chết. Sự chết tế bào – dẫn đến tổn thương các mô cơ – hình thành một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim).

Chuyên gia Y Dược Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn còn cho biết thêm, ngay cả khi không có tế bào chết, không cung cấp oxy đủ cũng có thể làm cho cơ tim không hoạt động chính xác và hiệu quả. Sự rối loạn chức năng này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Khi hội chứng mạch vành cấp không dẫn đến sự chết tế bào, được gọi là đau thắt ngực không ổn định.

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng mạch vành cấp cũng giống như các loại bệnh tim khác, bao gồm:

  • Tuổi cao (trên 45 tuổi đối với nam giới và trên 55 tuổi đối với phụ nữ)
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol máu cao
  • Hút thuốc lá
  • Ít tập thể dục
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Béo phì hoặc thừa cân
  • Đái tháo đường
  • Tiền sử gia đình đau ngực, bệnh tim hoặc đột quỵ
  • Đối với phụ nữ, tiền sử tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc tiểu đường trong thai kỳ

Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn năm 2019

Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn năm 2019

Triệu chứng thường gặp của hội chứng mạch vành cấp tính là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng mạch vành cấp thường bắt đầu đột ngột, các dấu hiệu bao gồm:

  • Đau ngực (đau thắt ngực) hoặc khó chịu ở ngực, thường được mô tả là đau, nặng ngực, cảm giác như thắt hoặc đốt
  • Đau lan từ ngực đến vai, cánh tay, bụng trên, lưng, cổ hoặc hàm
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Khó tiêu
  • Khó thở
  • Vã mồ hôi nhiều và đột ngột
  • Cảm giác quay cuồng, chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Mệt mỏi bất thường hoặc không giải thích được
  • Cảm thấy bồn chồn hoặc sợ hãi

Tuy khó chịu ở ngực hoặc đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến hội chứng mạch vành cấp, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng có thể rất khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính và các bệnh đồng mắc. Những người không đau ngực hoặc khó chịu ngực nhưng có thể có dấu hiệu và triệu chứng khác là phụ nữ, người già và người bị bệnh đái tháo đường.

Có những phương pháp nào điều trị hội chứng mạch vành cấp tính?

Bac sĩ Trường Dược Sài Gòn cho biết, mục tiêu điều trị ban đầu là giảm đau và tình trạng nguy kịch, cải thiện máu lưu thông và phục hồi chức năng tim một cách nhanh nhất và tốt nhất có thể. Mục tiêu điều trị dài hạn là cải thiện tổng thể chức năng tim, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Có thể kết hợp các thuốc và thủ thuật phẫu thuật để đạt được những mục tiêu này.

Thuốc

Tùy theo chẩn đoán của bạn, thuốc sử dụng cho trường hợp cấp cứu hoặc kiểm soát tình trạng đang tiếp diễn – và trong một số trường hợp là cả hai.

Phẫu thuật và các thủ thuật khác

Nếu thuốc không đủ để phục hồi lưu lượng máu đến cơ tim, bác sĩ có thể đề nghị một trong các thủ thuật sau:

  • Nong mạch vành và đặt stent: Trong thủ thuật này, bác sĩ chèn một ống nhỏ, dài (ống thông) vào động mạch bị tắc hoặc hẹp. Một dây kim loại gắn với một quả bóng xẹp hơi luồn qua ống thông đến vị trí hẹp. Bong bóng sau đó được bơm phồng, mở rộng động mạch bằng cách nén ép các mảng bám vào các thành mạch. Một ống lưới (stent) thường được để lại trong động mạch để giúp giữ cho động mạch mở.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Với thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật lấy một đoạn mạch máu từ một vị trí khác của cơ thể và tạo một đường máu mới đi vòng qua, hoặc bỏ qua đoạn động mạch vành bị tắc nghẽn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *