Khái niệm về Tạng Thận trong Đông Y rộng hơn so với “cơ quan” Thận theo giải phẫu bên Tây Y. Theo Y học BS cổ truyền Sài Gòn cho biết: Thận là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể và được xem như gốc rễ của hoạt động sống của cơ thể con người
Theo Đông Y thì Thận được gọi là Thận âm và Thận dương vì trong thận chứa nguyên âm và nguyên dương để thực hiện chức năng sinh dục, tiết niệu, nội tiết, xương cốt, huyết dịch cho đến công năng của hệ thống thần kinh. Thận cũng liên quan mật thiết với các tạng phủ khác nhằm thực hiện điều hòa chức năng sinh lý của cơ thể.. Mối quan hệ của thận với các cơ quan khác là những mối quan hệ tương sinh và tương khắc với các trạng thái vận động không ngừng. Đông y sử dụng học thuyết Ngũ hành như một công cụ để giải thích sinh lý các tạng phủ trong cơ thể, hiện tượng bệnh lý và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị trên lâm sàng.
Contents
Thận ảnh hưởng đối với Phế
Dựa vào học thuyết ngũ hành, Thận thuộc Thủy còn Phế thuộc Kim; Thủy và Kim tương sinh (Kim sinh Thủy, Thủy nhuận Kim). Chúng có tác dụng ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau về sinh lý và bệnh lý.
Phế là cơ quan hô hấp. Hít vào khí trong (thanh khí) từ không khí thiên nhiên và thải ra khí dơ (trọc khí) của cơ thể, làm trao đổi khí giữa bên trong và ngoài cơ thể. “Phế chủ khí và Thận là gốc của khí; Phế chủ xuất khí và Thận chủ nạp khí; âm dương tương giao hô hấp được thông suốt là kết quả của sự cân bằng giữa âm và dương”. Tùy thuộc vào sự vận hành của Phế, khí có thể lưu thông xuyên suốt cơ thể, vì vậy sự chuyển hóa trong cơ thể luôn được đảm bảo.
Thận ảnh hưởng đối với Tỳ
Trong khi Thận được xem như là nguồn gốc của sự sống, thì Tỳ được xem như là nguồn sinh hóa khí huyết. Tỳ là cơ quan chính cho tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển tinh chất đảm bảo bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Hai cơ quan này hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau.
Khi Thận dương hư suy, Tỳ sẽ không được ôn ấm như bình thường, chức năng vận hóa Tỳ trở nên bất thường dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Thận ảnh hưởng đối với Tâm
Theo học thuyết Ngũ hành, Tâm thuộc hỏa, Thận thuộc thủy. Tâm và Thận có quan hệ mật thiết và chế ước lẫn nhau, cân bằng động giữa thuộc tính Âm và Dương hay giữa Thủy và Hỏa trong cơ thể, gọi là “Tâm Thận bất giao”.
Theo Bs Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Tâm ở phần trên của cơ thể, thuộc Dương và chủ hỏa, có tính chất động còn Thận nằm ở phần dưới cơ thể, nó thuộc Âm và chủ Thủy, có tính chất tĩnh. Theo lý luận Đông Y, khi sinh lý bình thường thì thủy và hỏa hài hòa do quan hệ cân bằng giữa âm dưới và dương trên.
Thận liên quan với Can
Can tàng huyết, Thận tàng tinh. Can thuộc mộc và Thận thuộc thủy, Thủy sinh Mộc. Do vậy, cả hai tạng đều thuộc hạ tiêu (một phần của Tam tiêu), có thể nói là cùng nguồn gốc. Chúng liên hệ với nhau cả về sinh lý và bệnh lý.
Can chủ về sơ tiết và điều đạt còn thận chủ về bế tàng (tàng trữ và giữ kín). Mối quan hệ đặc biệt này được thấy rõ trong quá trình phóng tinh của nam giới. Ví dụ khi Can mất sự thông sướng và điều đạt và Thận không tàng được tinh, can dương sẽ trở nên thái quá và ngũ hành sẽ không chế ước nhau được. Hỏa thịnh sẽ làm tinh rò rỉ chảy tràn ra ngoài, gây ra sự tăng xuất tinh ban đêm và mộng tinh (Tinh chảy ra ngoài tự ý mà không có cực khoái).
Thận ảnh hưởng đến Phủ
Thận có quan hệ mật thiết nhất với phủ Bàng quang. Thận như một máy bơm còn Bàng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu, Kinh Thận và kinh Bàng quang đều thuộc hành Thủy có mối quan hệ biểu lý với nhau và là hai cơ quan quan trọng trong vận chuyển nước toàn cơ thể. Vì thế những thay đổi bệnh lý về sự tàng trữ và bài tiết nước tiểu thường liên quan đến cả Bàng quang và Thận.
Nói chung theo quan điểm Đông y được Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh chắt lọc các lý thuyết về Y lý Y học cổ phương thì Thận là tạng quan trọng nhất trong cơ thể, được xem là nền tảng di truyền và gốc rễ của sự sống con người và chức năng của Thận cũng bị sụt giảm một cách tự nhiên thể hiện qua quá trình sinh trưởng và lão hoá của con người.
Theo Bs Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên rằng: Muốn có nền tảng cơ bản cho sức khỏe lâu dài thì việc cốt yếu là tập trung bảo vệ cho Thận và nếu bạn yêu thích ngành Y học cổ truyền, muốn học trở thành Lương Y sâu Y lý – giỏi y thuật cổ phương. Hãy liên hệ học lớp Y sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tại địa chỉ số 215 Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh – thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại tư vấn: 07.6981.6981 – 09.6881.6981.
Nhà trường liên tục chiêu sinh lớp Y sĩ Y học cổ truyền Sài gòn học thứ 7 chủ nhật.
Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn